SỰ LỪA DỐI HÀO NHOÁNG (MỘT NGƯỜI MỸ TRONG CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM) - Trang 181

75 cây số về phía bắc Hà Nội. Một chính phủ Việt Nam mắc những sai lầm
ở Việt Nam và sửa chữa theo cách Việt Nam tranh thủ được sự tha thứ mà
nhân dân sẽ từ chối đối với bất cứ chế độ nào ảnh hưởng của người nước
ngoài. Vann và những người Mỹ khác nhìn vào những bức ảnh của miền
Bắc, thấy đầy là một đất nước nghèo, cuộc sống có vẻ buồn tẻ và lập thành
đội ngũ, suy luận là chế độ đó bị chán ghét. Đúng, có căm hờn và chống
đối nhưng không là gì so với miền Nam. Đại bộ phận dân chúng trung
thành với chính phủ của họ. Trên những bức ảnh, một dấu hiệu tỏ rõ thái độ
của những người Việt Nam ở miền Bắc nhưng người Mỹ khong bao giờ
nhận thấy : không hề có dây thép gai. Những đồn cảnh sát, những cơ quan
của Chính phủ Hà Nội và các thành phố, các làng miền Bắc không có hệ
thống lưới thép, lô cốt bảo vệ như khắp nơi ở Sài Gòn và các vùng còn lại ở
miền Nam. Những người cộng sản Việt Nam không sợ nhân dân của họ.

Cuối năm 1958, Hồ Chí Minh bí mật cử vào miền Nam Lê Duẩn, người

sau này là tổng bí thư của Đảng để kiểm tra xem cuộc khởi nghĩa có rộng
khắp và có hiệu quả như báo cáo không. Ông Duẩn sinh ở miền Trung, suốt
cuộc chiến tranh chống Pháp ở miền Nam, trở thành người chịu trách
nhiệm của Việt Minh trong vùng Sài Gòn và đồng bằng sông Cửu Long.
Đầu năm 1959, ông trở ra Hà Nội đề nghị với Đảng đảo ngược lại đường
lối tiến hành cuộc cách mạng bị gián đoạn. Ông Hồ và tập thể Bộ Chính trị
đồng tình. Ban chấp hành trung ương được triệu tập họp vào tháng Năm
phê chuẩn quyết định của các nhà lãnh đạo. Cuộc chiến tranh thứ hai chính
thức bắt đầu.

Vào mùa thu sau những đợt mưa gió mùa, những đường mòn qua Lào

bắt đầu khô ráo cũng là lúc hàng trăm cán bộ đầu tiên xâm nhập vào miền
Nam. Họ là những người tiên phong của hàng nghìn người tiếp theo qua
các năm, tất cả là những cán bộ miền Nam tập kết ra Bắc sau Hiệp định
Geneve. Những cán bộ tại chỗ, trái lệnh của Đảng và phát động khởi nghĩa,
tự phân biệt mình với những người mới đến. Họ gọi những người này là
“cán bộ mùa thu “còn họ là “cán bộ mùa đông”. Những danh hiệu ấy không
quan hệ gì với các mùa. Chúng thể hiện lòng tự hào của những người ở lại
và sống sót qua “mùa đông khủng bố của Diệm”. Nhiều năm sau, một “cán

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.