Sự biến động nội bộ của Trung Quốc, với vô số bất ổn dân sự và
sự không hiệu quả của hệ thống, chưa nói đến sự suy giảm, đang
tạo ra những tham vọng đối ngoại. Hiếm khi các đế chế sinh ra từ
một ý nguyện được nhận thức rõ ràng. Thay vào đó, kịch bản
thường như sau: khi các quốc gia trở nên mạnh hơn, các nhu cầu
của chúng tăng lên. Thật là nghịch lý, sự bất an và nỗi lo nảy sinh từ
sự cần thiết đã biến chúng thành đế quốc. Hãy xem xét trường hợp
nước Mỹ. Chính dưới sự lãnh đạo của các vị tổng thống giờ đây đã
bị lãng quên (Rutherford Hayes, James Garfield, Chester Alan
Arthur, Benjamin Harrison, v.v.) trong giai đoạn từ cuộc Chiến tranh
Li khai đến Chiến tranh Tây Ban Nha năm 1898, các yếu tố nền
móng của đế quốc Mỹ đã được thiết lập. Do đó, khi nước Mỹ giao
dịch buôn bán nhiều hơn với thế giới bên ngoài, nó phát triển lần
đầu tiên phức hệ những lợi ích kinh tế và chiến lược ở những nơi xa
xôi, hẻo lánh, và chúng đã dẫn đến những cuộc đổ bộ hải quân và
hàng hải, bên cạnh những hành động quân sự khác, ở Nam Mỹ và
Thái Bình Dương. Điều đó đã diễn ra, bất chấp tất cả những điều
bất hạnh và tệ nạn của xã hội Mỹ vào thời điểm đó, mà về phần
mình chúng là sản phẩm của chính động thái này. Một nhân tố khác
khiến Mỹ tập trung cho sự hướng ngoại là việc củng cố được phần
nội địa của châu lục. Trận đánh lớn cuối cùng trong cuộc chiến với
người da đỏ đã diễn ra từ năm 1890.
Trung Quốc cũng đang củng cố biên giới đất liền của mình và
đang bắt đầu tập trung hướng ra bên ngoài, nhưng khác với Mỹ,
Trung Quốc không sử dụng cách tiếp cận truyền giáo trong những
giao thiệp với thế giới. Nó không tìm cách truyền bá hệ tư tưởng
hoặc hệ thống quản trị; nó cũng không quan tâm đến tiến bộ đạo