trái đất. Đó là lý do tại sao những cuộc sa lầy của Mỹ tại Iraq và
Afghanistan đã trở thành những tin tức đặc biệt tai hại đối với Đài
Loan.
Tuy nhiên, Trung Quốc hiện nay không chỉ bóp nghẹt người
hàng xóm Đài Loan về mặt quân sự, mà nó cũng đang làm như vậy
về kinh tế và xã hội. Đài Loan hiện dành 30% trao đổi thương mại và
40% xuất khẩu vào Trung Quốc đại lục. Có 270 chuyến bay thương
mại mỗi tuần giữa Đài Loan và Đại lục. 2/3 số công ty của Đài Loan,
tức là chừng 10 ngàn, đã đầu tư vào Trung Quốc trong năm năm
qua. Có những liên kết trực tiếp về bưu chính và đấu tranh chung
chống tội phạm, tới nửa triệu khách du lịch đại lục đến với hòn đảo
này mỗi năm và 750.000 người Đài Loan tạm trú nửa năm tại Trung
Quốc. Tổng cộng có năm triệu khách tham quan qua eo biển Đài
Loan mỗi năm. Khi chiến tranh kinh tế của Trung Quốc đạt tới những
kết quả mong muốn, thì sẽ ngày càng ít đi nhu cầu về một cuộc xâm
lược; do đó sẽ chấm dứt tham vọng ly khai của người Đài Loan.
Nhưng câu hỏi đặt ra là sự hội nhập với Trung Quốc sẽ diễn ra như
thế nào. Thực tế là, diễn biến của tình hình nơi đây sẽ quyết định
tương lai của quan hệ giữa các cường quốc. Nếu Hoa Kỳ chỉ đơn
giản là từ bỏ Đài Loan, nó sẽ gây nguy hiểm cho quan hệ song
phương với Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Australia và các nước
đồng minh khác trên Thái Bình Dương, đó là chưa nói đến Ấn Độ,
hoặc thậm chí cả một số nước châu Phi, những nước sẽ bắt đầu
nghi ngờ độ tin cậy của những cam kết với Mỹ, khuyến khích họ
xích lại gần Trung Quốc hơn, cho phép một Đại Trung Quốc hình
dung sự mở rộng của nó sẽ dừng lại ở đâu. Hoa Kỳ và Đài Loan cần
phát triển những cách thức hiệu quả và bất đối xứng của riêng mình
để chống lại Trung Quốc về mặt quân sự. Mục đích không phải là để