SỰ MINH ĐỊNH CỦA ĐỊA LÝ - Trang 331

Quốc trở thành hiện thực, ở đây chúng ta đang chịu thách thức của
nạn cướp biển, Hồi giáo cực đoan, và sự trỗi dậy của hải quân Ấn
Độ, cộng hưởng với những nút cổ chai tắc nghẽn do địa lý của
những eo biển đủ loại tại Indonesia (Malacca, Sunda, Lombok, và
Macassar), nơi phần lớn những tàu chở dầu và tàu buôn Trung
Quốc phải đi qua. Ở đây còn có những mỏ dầu khí lớn mà Trung
Quốc có dự tính sẽ khai thác, biến Biển Đông thành “vịnh Ba Tư thứ
hai”, theo đánh giá của các giáo sư tại Học viện Hàng hải Quân sự
Andrew Erickson và Lyle Goldstein. Spykman nhận xét rằng hầu hết
những nước đã trở thành cường quốc hàng hải lớn ban đầu đều tìm
cách kiểm soát những vùng biển lân cận với duyên hải của mình: ví
dụ, Hy Lạp với biển Aegea, Roma với Địa Trung Hải và Hoa Kỳ với
biển Caribe. Hiện nay chúng ta quan sát thấy hiện tượng tương tự
của Trung Quốc đối với Biển Đông. Thật vậy, Biển Đông với eo biển
Malacca mở đường cho Trung Quốc vào Ấn Độ Dương; hoàn toàn
giống như việc đào kênh Panama và sự kiểm soát vùng biển Caribe
đã từng mở đường cho Hoa Kỳ vào Thái Bình Dương. Cũng giống
như Spykman từng nói về Caribe rằng nó cũng là “Địa Trung Hải
của Tân Thế giới”, chúng ta có thể nói rằng Biển Đông là “Địa Trung
Hải châu Á”, và nó sẽ là trung tâm địa chính trị của những thập kỷ
sắp tới. Trung Quốc muốn thống trị vùng biển này với cùng lý do mà
theo đó Hoa Kỳ từng muốn kiểm soát vùng biển Caribe; trong khi
Hoa Kỳ hiện nay đang ở một tình thế ngược lại, đó là dùng biện
pháp liên minh với Việt Nam và Philippines để tìm cách duy trì vùng
biển này dưới sự kiểm soát quốc tế. Giờ đây, chính nỗi lo sợ trước
Trung Quốc, chứ không phải áp lực của Mỹ, là động lực đẩy Hà Nội
vào vòng tay của Washington. Trên thực tế, những vết thương chiến
tranh Việt Nam còn lâu mới lành, nhưng vì người Việt Nam đã đánh

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.