sau đây. Bộ đội của Phương diện quân Tây - Nam sẽ tiến lên giải phóng
Đni-ép-rô-pê-tơ-rốp-xcơ và Da-pô-rô-gie để ngay trong thời gian sắp tới
vượt qua bờ phía Tây sông Đni-ép-rơ và giữ vững bàn đạp tại đấy. Bộ đội
Phương diện quân Nam có nhiệm vụ chọc thủng và thủ tiêu tuyến phòng
ngự của địch dọc sông Mô-lô-tsơ-nai-a, rồi sau khi khóa chặt bọn phát-xít ở
Crưm lại sẽ tiến đến hạ lưu sông Đni-ép-rơ và vượt sông tại dây. Các
Phương diện quân Trung tâm và Vô-rô-ne-giơ thì tập trung cố gắng vào
hướng Ki-ép, còn Phương diện quân Thảo nguyên thì vào hướng Pôn-ta-va
- Crê-men-tsúc.
Bàn bạc với các tư lệnh Phương diện quân Tây - Nam và Nam về việc
thực hiện các nhiệm vụ đã được vạch ra, chúng tôi đi đến kết luận là nên
điều chỉnh lai đội hình một đôi chút. Kết quả là tại Phương diện quân Tây -
Nam, thay tập đoàn quân 51 của Phương diện quân Nam đã hoạt động trên
hướng Da-pô-rô-gie bằng tập đoàn quân cận vệ 3 và đưa nó về Ô-rê-phốp
làm lực lượng dự bị của Phương diện quân Nam; cấp tốc điều tập đoàn quân
cận vệ 8 vào khu vực phía Nam Pa-vlô-grát và sử dụng nó để tăng cường
cho hướng Đni-ép-rô-pê-tơ-rốp-xcơ hoặc hướng Da-pô-rô-giê; chậm nhất là
ngày 23 tháng Chín, triển khai tập đoàn quân 44, quân đoàn xe tăng 20 và
sư đoàn pháo binh 26 thuộc Phương diện quân Nam trong khu vực tiếp giáp
giữa tập đoàn quân xung kích 5 và tập đoàn quân cận vệ 2 để tăng cường
cho mũi công kích về hướng Tây - Nam.
Không đợi tập đoàn quân 44 đến, cần phải làm tất cả những gì có thể
làm được để chọc thủng trong hành tiến tuyến phòng ngự của địch dọc sông
Mô-lô-tsơ-nai-a bằng các lực lượng và phương tiện hiện có. Trong những
ngày sắp tới, chúng tôi cùng dự kiến đánh chiếm cả Mê-li-tô-pôn. Nhằm
mục đích đó, chúng tôi có kế hoạch thành lập một cánh quân xung kích khi
tập đoàn quân 28 tiến đến hồ Mô-lô-tsơ-nôi-ê và sau khi chiều rộng chính
diện của nó bị thu hẹp một cách đáng kể. Chúng tôi dự kiến sử dụng quân
đoàn xe tăng 19 đang đến cho cánh trái của Phương diện quân Nam.