các bàn đạp đó và tập trung lực lượng vào đấy để tiến hành cuộc tiến công
tiếp theo trên địa bàn Hữu ngạn U-crai-na.
Điều không kém phần quan trọng là phải phá tan trận địa phòng ngự của
địch trên sông Mô-lô-tsơ-nai-a, tiến đến hạ lưu sông Đni-ép-rơ ở khu vực
này và khóa chặt quân phát-xít ở Crưm, nếu trong hành tiến không đột nhập
được vào trung tâm bán đảo này. Để nắm vững tình hình tại chỗ, ngày 23
tháng Chín, tôi cùng Ph. I. Tôn-bu-khin đến tập đoàn quân cận vệ 5 và tập
đoàn quân cận vệ 2. Trong một ngày đêm vừa qua, hai tập đoàn quân này đã
cố gắng tiêu diệt trong hành tiến tuyến phòng ngự của địch dọc bờ Tây sông
Mô-lô-tsơ-nai-a, nhưng không đạt kết quả.
Dải phòng ngự chủ yếu của địch chạy theo dãy điểm cao trên hoành sơn
phía Tây của cao nguyên ven biển A-dốp, đứng sừng sững trên thung lũng
sông Mô-lô-tsơ-nai-a. Theo tin tức của tất cả các loại tình báo, các điểm cao
đó được bố trí nhiều công sự, có một màng lưới hào chống tăng rất phát
triển, hai - ba tuyến giao thông hào đi vào sâu từ 3 đến 6 ki-lô-mét với
những chỗ ẩn nấp vững chắc cho quân phòng ngự.
Theo lời khai của tù binh, bọn Hít-le đã lùa dân địa phương đi xây dựng
tuyến này. Tuyến này do sư đoàn bộ binh miền núi 4 của Đức phòng ngự,
không kể những đơn vị Đức từ phía Đông rút về và đã bị đánh tả tơi. Các
lực lượng sung sức tiếp tục tiến đến đây.
Theo tin tức tình báo và theo những tin vô tuyến điện bắt được bộ chỉ
huy Đức ra lệnh chiến đấu trên tuyến đó đến tên lính cuối cùng.
Sau khi thảo luận tỉ mỉ với các tư lệnh tập đoàn quân về tình hình trước
mắt, chúng tôi thấy rõ: các lực lượng của ta bị căng ra rất móng, bộ đội của
tập đoàn quân xung kích 5, tập đoàn quân cận vệ 2 và các tập đoàn quân
khác được cung cấp không đủ đạn dược và cần phải bổ sung thêm quân.