cô-lai-ép. Tiếp sau đó, tập đoàn quân cận vệ 8 cũng đi qua Ma-lê-ép-ca để
dồn về đấy đe đánh một đòn vào Bê-rê-dơ-nê-gô-va-tôi-ê.
Bây giờ, điều quan trọng là phải gấp rút điều chỉnh kế hoạch ban đầu,
sau khi đã đánh giá đúng đắn tình hình ở U-crai-na. Và Đại bản doanh đã
biết ứng phó một cách khéo léo và linh hoạt với những diễn biến tình hình
trên mặt trận, đã vạch ra những biện pháp cần thiết. Ngày 9 và 10 tháng Ba,
trong các cuộc nói chuyện giữa I. V. Xta-lin, Gh. C. Giu-cốp, I. X. Cô nép,
R. I-a. Ma-li-nốp-xki và tôi, chúng tôi đã dành nhiều thời gian để bàn các
biện pháp đó.
Chúng tôi đã đi đến quyết định như sau: Phương diện quân U-crai-na 1
tiến công vào Lvốp, Pê-rê-mư-slơ và cho cánh phải tiến sát biên giới quốc
gia Liên Xô ở sông Tây Búc. Như vậy, hướng Tây - Nam của Phương diện
quân này đổi sang hướng Tây và nó nhằm mục tiêu giải phóng các tỉnh phía
Tây U-crai-na; tương lai, sẽ chuyển sang tác chiến trên lãnh thổ miền Nam
Ba Lan. Để tăng cường cho hướng Lvốp, tập đoàn quân xe tăng cận vệ 3 đã
được bổ sung gấp rút.
Cuộc tổng tiến công của Phương diện quân U-crai-na 1, theo kế hoạch,
bắt đầu vào ngày 20 - 21 tháng Ba. Trong thời gian đó cánh trái của nó phải
giải phóng Bu-cô-vi-na. Phương diện quân U-crai-na 2 có nhiệm vụ không
cho địch tổ chức phòng ngự, sẽ tiến vào Bắc Môn-đa-vi-a, tức là vẫn tiến về
phía Tây - Nam như trước. Đồng thời, từ phía phải, cánh quân xung kích
của phương diện quân này tiến đến sông Đne-xơ-rơ, đi qua Mô-ghi-li-ốp -
Pô-đôn-xki và I-am-pôn; còn cánh trái thì tiến dọc con đường sắt Ki-rô-vô-
grát - Rứp-ni-txa, từ đấy quay hẳn xuồng phía Nam, về phía Ki-si-ni-ốp.
Nói chung, Phương diện quân U-crai-na 2 tiến đến biên giới quốc gia
dọc theo sông Rút; Phương diện quân U-crai-na 3 phải giải phóng Ni-cô-
lai-ép và Khéc-xôn trong hành tiến, sau đó, tiến quân song song theo bờ
Biển Đen để giải phóng Ti-ra-xpôn và Ô-đét-xa, rồi tiến đến sát biên giới
quốc gia, qua miền Nam Môn-đa-vi-a, ở Hạ lưu sông Đa-nuýp. Để ngăn