bọn phát-xít để xâm nhập vùng Cáp-ca-dơ của Liên Xô và ổn định cảnh
phía Nam của toàn bộ mặt trận.
Như tôi đã nói rõ, tháng Mười một năm 1941, bộ đội Liên Xô buộc phải
bỏ một bộ phận rộng lớn của Crưm. Nhưng cuộc chiến đấu để bảo vệ Xê-
va-xtô-pôn, căn cứ hải quân quan trọng nhất của Hạm đội Biển Đen, vẫn
tiếp tục. Xê-va-xtô-pôn mà tên gọi của nó gắn liền với nhiều trang sử vẻ
vang của nước Nga, mặc dù bị địch cắt rời khỏi đất liền và trên một mức độ
lớn bị phong tỏa ở ngoài biển, vẫn trung thành với truyền thống chiến đấu
của mình, trong suốt tám tháng ròng đã anh dùng chiến đấu chống lại những
lực lượng địch mạnh hơn gấp bội.
Và mãi đến tháng Bảy năm 1942, chỉ khi có lệnh của Tổng tư lệnh tối
cao, các đơn vị của tập đoàn quân Pri-mô-ri-ê và các tàu chiến của Hạm đội
Biển Đen mới rời bỏ Xê-va-xtô-pôn.
Các chiến sĩ Liên Xô đã thực hiện một cách quang vinh nhiệm vụ được
giao phó. Trong thời gian chiến đấu ác liệt ở vùng Xê-va-xtô-pôn, bọn phát-
xít đã mất gần 300.000 tên bị giết và bị thương, nhiều súng đạn và phương
tiện kỹ thuật bị phá hủy và tịch thu. Kết quả là tập đoàn quân 11 của Đức bị
suy sụp đến nỗi từ đó cho tới mùa thu năm 1942, bộ chỉ huy địch vẫn không
thể nào sử dụng được nó vào các khu vực khác của mặt trận.
Do bị mất Xê-va-xtô-pôn và toàn bộ Crưm, nên tình hình chiến lược ở
phía Nam mặt trận Xô - Đức và ở vùng Biển Đen xấu hẳn đi. Bấy giờ có
nguy cơ địch sẽ chiếm Cáp-ca-dơ, có thể phát triển các hoạt động tiến công
nhằm mục đích sau đó tiến đến vùng hạ lưu sông Vôn-ga.
Tất cả những điều đó không thể không ảnh hưởng đến thái độ của các
giới cầm quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ, ở vương quốc Ru-ma-ni và ở nước Bun-ga-
ri Sa hoàng. Nhưng sau một năm nữa trôi qua thì tình hình đã thay đổi tận
gốc.