thép gai, các bãi mìn và một số lô cốt. Bọn địch tăng cường rõ rệt hỏa lực
pháo mặt đất và pháo phòng không.
Các trận công kích liên tiếp của tập đoàn quân Da-kha-rốp không mang
lại kết quả đáng kể. Các đơn vị của Crây-de cùng với các đơn vị đi trước
của tập đoàn quân Pri-mô-ri-ê đã chiếm được một số điểm cao cách Xê-va-
xtô-pôn 8 ki-lô mét về phía Đông và cả một vài khu dân cư là Vê-rơ-khơ-
nia Tsơ-rô-gun, Ni-giơ-ni-a Tsơ-rô-gun và Ca-ma-rư.
Sau khi thảo luận với các tư lệnh tập đoàn quân về diễn biến tình hình,
chúng tôi quyết định công kích ngay bọn địch để cố chiếm Xê-va-xtô-pôn
trong hành tiến và làm thất bại cuộc rút quân mà bọn Đức đã bắt đầu tiến
hành. Từ lúc này, thực ra đã bắt đầu giai đoạn cuối cùng của chiến dịch giải
phóng Crưm.
Tối 17 tháng Tư, căn cứ vào quyết đinh mà chúng tôi đề ra, Ph. I. Tôn-
bu-khin đã giao cho tập đoàn quân Pri-mô-ri-ê các nhiệm vụ sau đây: ngày
18 tháng Tư, bằng hoạt động của các đội đi trước, tiếp tục quét địch khỏi
các khu rừng ở phía Đông - Bắc và phía Đông sông Tsi-oóc-nai-a; ngày 19
tháng Tư, dùng chủ lực của quân đoàn cận vệ 11 và quân đoàn bộ binh 16
đột phá các tuyến phòng ngự của địch và chiếm đồi Xa-pun và Ba-la-cla-va,
tiếp đó, phối hợp với tập đoàn quân 51 đánh chiếm khu vực phía Tây Xê-
va-xtô-pôn. Một sư đoàn bộ binh ở lại bảo vệ vùng bờ biển phía Nam
Crưm, ở tuyến Tét-xê-li, A-lu-sta, điều toàn bộ pháo binh tăng cường của
tập đoàn quân tham gia vào trận đột phá, bảo đảm mật độ hỏa lực ít nhất
150 khẩu trên một ki-lô-mét chính diện.
Đại bản doanh thường xuyên chú ý theo dõi tình hình chiến dịch. Vì
vậy, các bản báo cáo của tôi gửi lên đều rất tỉ mỉ. Ngày 18 tháng Tư, tôi báo
cáo lên Tổng tư lệnh tối cao như sau:
“Theo lời khai của tù binh, trước hết, địch sẽ cho rút sinh lực ra khỏi
Xê-va-xtô-pôn, rồi sau đó, nếu tình hình cho phép thì bắt đầu cho rút những