Sự rút chạy liên miên của bọn Đức trên toàn bộ bán đảo đã buộc Hít-le
phải tìm “kẻ chịu tội thay”. Đầu tháng Năm, thượng tướng Ê-nê-kê, tư lệnh
tập đoàn quân 17, đã bị thay thế bằng tướng bộ binh K. An-men-đin-gơ.
Trong khi tháo chạy, bọn phát-xít đã phá sạch, đốt sạch những gì mà
chúng còn kịp đốt phá. Chẳng hạn, nhiều lâu đài ở bờ Nam Crưm đều bị
phá phách. Chỉ còn một lâu đài cách I-an-ta không xa là nguyên vẹn, mà
năm 1942 Hít-le đã “tặng” nó cho Man-stai-nơ hồi đó chỉ huy các đơn vị
đánh chiếm Xê-va-xtô-pôn.
Tính đến ngày 14 tháng Tư, Phương diện quân U-crai-na 4 đã bắt được
gần 20 nghìn tù binh. Các đơn vị của phương diện quân đang tiêu diệt
những toán nhỏ quân địch ở hậu phương, còn chủ lực của phương diện quân
thì tập trung đến sát vòng cung các công sự của quân Đức bảo vệ Xê-va-
xtô-pôn.
Cùng với Tôn-bu-khin, tôi đến các đơn vị của tập đoàn quân cận vệ 2
đang tiến quân từ phía Bắc thành phố Xa-ki đến sông Bun-ga-nác, sau đó
tới các đơn vị của tập đoàn quân 51 đang đánh địch ở phía Đông, tại khu
vực giữa hai con sông An-ma và Ca-tsa, rồi lại quay về bộ tham mưu
phương diện quân lúc này đã chuyến đến Xa-ra-bu-dơ Bôn-ga-rơ-xki.
Các đơn vị của tập đoàn quân độc lập Pri-mô-ri-ê có nhiệm vụ từ phía
Nam tiến quân đến Ba-la-cla-va. Trước khi tập đoàn quân này tới đó, chúng
tôi đã quyết định bắt đầu tiến công khu vực phòng ngự Xê-va-xtô-pôn của
địch vào hồi 14 giờ ngày 16 tháng Tư, với sự yểm trợ bằng toàn bộ lực
lượng pháo binh của phương diện quân.
C. E. Vô-rô-si-lốp đến Xa-ra-bu-dơ. Trong khi thảo luận với đồng chí
đó về việc phối hợp hành động của Phương diện quân U-crai-na 4 và tập
đoàn quân Pri-mô-ri-ê, tôi đặt vấn đề là tập đoàn quân này chịu sự phụ
thuộc cửa Tôn-bu-khin. Xta-lin cũng tán thành ý kiến đó. Ngay ngày 11
tháng Tư, sau khi giải phóng Đơ-gian-côi, Xta-lin báo cho tôi biết đồng chí