ủy viên hội đồng quân sự cùng với các tư lệnh phương diện quân tham gia
vào việc nghiên cứu chiến dịch của Đại bản doanh thường là rất có lợi.
Xin nói mấy lời về sự lãnh đạo có tính chất chiến dịch - chiến lược đối
với cuộc đấu tranh vũ trang trong những năm chiến tranh. Bước vào cuộc
chiến đấu với Đức, các cán bộ quân sự Liên Xô đã có kinh nghiệm của cuộc
nội chiến và kinh nghiệm phát triển quân sự trong những năm hòa bình xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Đó là một trường học tốt về điều khiển bộ đội.
Nhưng ngay từ những ngày đầu chiến tranh, chúng ta đã thấy rằng muốn
đánh bại quân địch, như thế chưa đủ. Cần phải kiên quyết tổ chức lại, trước
tiên phải học cách đánh phòng ngự, rồi mới học cách tiến công mạnh mẽ.
Thời kỳ chiến đấu phòng ngự là gay go hơn cả. Việc điều khiển bộ đội
phải tiến hành trước sự tác động mạnh mẽ của quân địch. Tất nhiên là
không phải mọi việc đều diễn ra như ý muốn và còn có những tính toán sai
lầm. Phương châm phòng ngự tích cực, chứ không phải phòng ngự đơn
thuần, đã để ra những yêu cầu cao đối với các tư lệnh phương diện quân và
tập đoàn quân.
Ban lãnh đạo chính trị - quân sự của đất nước đã quan tâm khuyến khích
các cán bộ chỉ huy quân sự ra sức nắm vững nghệ thuật phòng ngự tích cực.
Ngay trận Xmô-len-xcơ đã chứng tỏ trình độ lãnh đạo bộ đội đã được nâng
cao. Bộ đội Liên Xô đã bắt đấu chiến đấu ác liệt hơn để giành thế chủ động
chiến lược, cố gắng đè bẹp tinh thần tiến công hăng say của địch, buộc
chúng phải phòng ngự. Việc chuẩn bị các vị trí phòng ngự của các binh đội
và binh đoàn dần dần cũng được cải tiến. Việc bố trí công sự, tổ chức phòng
ngự chống xe tăng và máy bay cũng bắt đầu được tiến hành thành thạo hơn;
xe tăng và pháo binh được sử dụng để phản kích có hiệu quả hơn.
Các tư lệnh phương diện quân và tập đoàn quân đã đủ sức tiến hành
hình thức cao nhất của việc phòng ngự tích cực là phản kích. Trong thời kỳ
đầu của cuộc chiến tranh, ta đã tổ chức hơn ba mươi cuộc phản kích. Các
cuộc phản kích của ta đã gây cho địch những thiệt hại lớn, làm chúng mất