trang, nó chứng tỏ rằng những người chỉ huy quân sự có tài và có nghị lực
đóng vai trò to lớn trong quá trình và kết cục của cuộc đấu tranh đó.
Kỹ thuật điện tử cả trong ngành quân sự cũng có ý nghĩa to lớn. Bây giờ
hơn lúc nào hết, người chỉ huy quân sự đã được đào tạo về mặt khoa học và
biết sử dụng nó trong công tác của mình. Nhưng chưa chắc đã nên đặt vấn
đề hoàn toàn mô hình hóa các hành động chiến đấu. Đấu tranh vũ trang là
một hình thức quan hệ trong đó có hai bên đối địch và sự nỗ lực cua đối
phương có thể là một đại lượng thường xuyên biến đổi với nhiều ẩn số.
Đồng thời, mỗi một người chỉ huy quân sự lại có một cái vốn hiểu biết, kinh
nghiệm và tính cách riêng. Và trong quá trình tác chiến, những điều đó lại
có thể thay đổi nữa. Nói thế, tất nhiên, tôi không hề phủ nhận khả năng của
kỹ thuật máy tính, cũng như tác dụng của nó trong cuộc đấu tranh vũ trang.
Kết thúc cuốn sách này, tôi muốn nêu bật công lao của người anh hùng
chủ yếu của cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại: người chiến sĩ xô-viết, người
du kích, người cán bộ chỉ huy và cán bộ chính trị sơ cấp, trung cấp và cao
cấp của các Lực lượng vũ trang quang vinh của Liên Xô. Chính họ đã báo
vệ danh dự và tự do cho Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, đánh đuổi bọn phát-xít
xâm lược ra khỏi lãnh thổ của Tổ quốc, giúp các dân tộc ở châu Âu thoát
khỏi ách của bọn chúng.
Tôi khâm phục chí kiên cường và lòng dũng cảm của các chiến sĩ Liên
Xô, khâm phục sự gan dạ và chủ nghĩa anh hùng mà họ đã biểu lộ trên
chiến trường, tinh thần kỷ luật, năng lực chịu đựng mọi khó khăn gian khổ,
lòng tin vô hạn của họ vào thắng lợi.
Nhân dân Liên Xô giành được thắng lợi lịch sử này là nhờ có Đảng
cộng sản. Đảng đã sáng suốt dẫn đường cho nhân dân và quân đội nhân dân
vượt qua mọi thứ thách và gian khổ của chiến tranh để tiến tới đánh bại
hoàn toàn nước Đức phát-xít và nước Nhật Bản quân phiệt. Đảng đã biết
động viên mọi lực lượng vật chất và tinh thần của đất nước để phục vụ cuộc