“Về mặt lịch sử rất đáng nghiên cứu xem làm sao mà sự lãnh đạo quân
sự của Nga từ chỗ thất bại với nguyên tắc phòng ngự cứng rắn năm 1941 đã
phát triển thành sự lãnh đạo chiến dịch một cách linh hoạt và tiến hành một
loạt chiến dịch dưới sự chỉ huy của các nguyên soái của mình. Những chiến
dịch này đã được đánh giá cao theo những tiêu chuẩn của Đức.
Trong khi đó thì bộ chỉ huy Đức, dưới ảnh hưởng của thống tướng Hít-
le, đã từ bỏ nghệ thuật chiến dịch và kết thúc nó bằng một cuộc phòng ngự
cứng rắn, nghèo nàn về tư tưởng và, cuối cùng, dẫn đến thất bại hoàn toàn.
Sự biến đổi dần dần này của chiến lược Đức, mà trong quá trình đó, một vài
nhà chỉ huy quân sự có khả năng đã tiến hành có kết quả một số chiến dịch
tiến công riêng lẻ trong năm 1943 và tiếp theo trong năm 1944, không thể
được nghiên cứu một cách tỉ mỉ.
Câu nói mà phía Nga đã nêu lên trong quá trình phê phán gay gắt những
hành động của bộ chỉ huy Đức là bản án đối với thời kỳ này: một chiến lược
hết sức sai lầm. Điều đó không thể phủ nhận được”.
Kinh nghiệm lãnh đạo chiến dịch - chiến lược trong những năm chiến
tranh, phần lớn đã trở thành tài sản của lịch sử. Hiện nay, các lực lượng vũ
trang đang phát triển trong điều kiện khoa học - kỹ thuật tiến bộ mạnh mẽ.
Nhưng tôi nghĩ rằng dù sao cũng không thể xem đó như một lý do để hạ
thấp vai trò của các nhà cầm quân trong việc lãnh đạo tác chiến, trong việc
chuẩn bị và tiến hành chiến dịch, như đôi khi chúng ta đã nghe nói một cách
trực tiếp hoặc gián tiếp.
Cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đã đem lại nhiều cái mới cho
ngành quân sự, cho những hình thức và phương pháp lãnh đạo bộ đội.
Nhưng nói rằng nhà cầm quân đã bị người kỹ sư với máy tính lấn át đi, thì
theo tôi, là không đúng. Khái niệm “nhà cầm quân” không phải là cái tên
gọi hoa mỹ đối với người chỉ huy quân sự, hay là sự đánh giá về quá khứ
của người đó. Nó phản ánh đặc điểm của việc tiến hành cuộc đấu tranh vũ