tranh giữ nước vĩ đại, khóa học này đã đào tạo cho Quân đội Liên Xô hơn
20.000 trung đoàn trưởng, tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng bộ binh.
Tháng Tám năm 1927, sau khi tốt nghiệp khóa học. A. M. Va-xi-lép-xki
lại trở về trung đoàn 143. Lúc này, tư lệnh bộ đội quân khu Mát-xcơ-va là
B. M. Sa-pô-sni-cốp, sau này là Nguyên soái Liên Xô, tổng tham mưu
trưởng các Lực lượng vũ trang Liên Xô. Trong một thời gian dài, A. M. Va-
xi-lép-xki và B. M. Sa-pô-sni-cốp đã cùng làm việc trong những điều kiện
rất khác nhau, đôi khi hết sức phức tạp. B. M. Sa-pô-sni-cốp lớn tuổi hơn
Va-xi-lép-xki. có nhiều kinh nghiệm hơn, và hơn ai hết, đồng chí là người
có ảnh hưởng rất lớn đến Va-xi-lép-xki, đã truyền lại cho Va-xi-lép-xki
những kinh nghiệm và kiến thức quân sự phong phú của mình.
Cuộc đời của B. M. Sa-pô-sni-cốp là cuộc đời của nhiều người đã tham
gia quân đội cũ mà sau Cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười vĩ đại họ
đứng ngay về phía nhân dân. Trước Cách mạng tháng Mười vĩ đại không
lâu, B. M. Sa-pô-sni-cốp là đại tá chỉ huy trung đoàn Mên-grê-li-a, sau đó,
vào tháng Chạp năm 1917 thì được bầu làm sư đoàn trưởng sư đoàn Cáp-
ca-dơ.
Tháng Năm năm 1918, Sa-pô-sni-côp tự nguyện gia nhập hàng ngũ
Hồng quân và làm công tác tác chiến quan trọng trong các bộ tham mưu của
Hội đồng quân sự tối cao, của Bộ dân ủy quân sự U-crai-na, còn từ mùa thu
năm 1919, đồng chí làm việc trong bộ tham mưu dã ngoại của Hội đồng
quân sự cách mạng của nước Cộng hòa.
Trong những năm nội chiến, B. M. Sa-pô-sni-côp đã trở thành một cán
bộ tham mưu - tác chiến tầm cỡ lớn và là một nhà lý luận quân sự có tài.
Đồng chí đã viết nhiều cuốn sách quan trọng và rất hay như: “Kỵ binh”,
“Trên sông Vi-xla” và một cuốn sách gồm ba tập “Bộ óc của quân đội”.
Cuốn sách này đã khái quát kinh nghiệm công tác và nghiên cứu vai trò của
các Bộ Tổng tham mưu của quân đội các nước khác nhau. Trong những
năm sau này, Nguyên soái Liên Xỏ B. M. Sa-pô sni-cốp đã giữ những trọng