Vũ khí và phương tiện kỹ thuật chiến đầu mới đã đòi hỏi phải xem xét
lại một số nguyên tắc về nghệ thuật quân sự. Trong số cán bộ chỉ huy cấp
cao của Hồng quân công nông, nhiều nhà hoạt động quân sự lớn như M. N.
Tu-kha-tsép-xki và một số người khác là những người đề xướng công tác
quan trọng và phức tạp này.
V. K. Tơ-ri-an-đa-phi-lôp, tác giá cuốn sách đề cập các phương pháp sử
dụng bộ đội được trang bị kỹ thuật chiến đấu mới nhất, đã mở đầu việc
nghiên cứu lý luận chiến dịch theo chiều sâu. Lý luận chiến dịch theo chiều
sâu coi việc đồng loạt phá tan tuyến phòng thủ của địch trên toàn bộ chiều
sâu của nó là cách hoàn toàn tiêu diệt lực lượng địch. Việc nhanh chóng
chọc thủng tuyến phòng thủ và tiến vào địa bàn tác chiến ở hậu phương
địch được bảo đảm bằng cách sử dụng không quân và các đơn vị đổ bộ
đường không.
V K. Tơ-ri-an-đa-phi-lốp giũ chức vụ quan trọng trong Bộ Tổng tham
mưu Hồng quân công nông. Khi đến các đơn vị, đồng chí thường gặp gỡ và
nói chuyện lâu với A. M. Va-xi-lép-xki. Những cuộc gặp gỡ và nói chuyện
này đã có tác dụng đối với việc hình thành tư duy tác chiến của A. M. Va-
xi-lép-xki, việc nắm vững phương thức tiến hành trận đánh hiện đại và
những nguyên tắc hiệp đồng tác chiến giữa các binh chủng khác nhau.
Mùa xuân năm 1931. A. M. Va-xi-lép-xki được chỉ định công tác tại
Cục huấn luyện chiến đấu của Hồng quân công nông. Công tác ở cương vị
mới đã lôi cuốn Va-xi-lép-xki, và đồng chí đã đem toàn bộ sức lực và khả
năng của mình để hoàn thành những nhiệm vụ phức tạp và rất quan trọng
của Cục. A. M. Va-xi-lép-xki đã làm tại Cục huấn luyện chiến đấu đến cuối
năm 1934 và công tác này đã giúp đồng chí rất nhiều trong việc hoàn thiện
trình độ kiến thức về tham mưu.
Tình hình quốc tế ngày càng căng thẳng thì việc giải quyết các vấn đề
bảo vệ đất nước càng có ý nghĩa to lớn và quan trọng hơn. Sau khi Nhật
Bản chiếm Mãn Châu thì xuất hiện lò lửa chiến tranh mới ở châu Á. Chủ