SỰ NGHIỆP CẢ CUỘC ĐỜI - Trang 625

nghĩa phát-xít, cầm đầu là Hít-le, lên nắm quyền ở Đức. Các vụ khiêu khích
vũ trang trở nên thường xuyên hơn trên các đường biên giới của Liên Xô.
Báo chi phản động phương Tây làm rùm beng về cái gọi là “cuộc viễn
chinh thập tự quân chống chủ nghĩa bôn-sê-vích”.

Cùng với việc nghiên cứu những vấn đề lý luận gắn liền với việc sử

dụng những phương tiện chiến đấu mới, trong các quân khu, các tập đoàn
quân, các binh đoàn và binh đội thường xuyên tiến hành các cuộc huấn
luyện và diễn tập để kiểm tra những kết luận và những nguyên lý có tính
chất lý luận vạch ra những thiếu sót và áp dụng những, biện pháp để khắc
phục chúng, trong đó có cả việc ngày càng làm tốt hơn cách lựa chọn và bố
trí cán bộ.

Năm 1934, do cần thiết phải hoàn thiện công tác huấn luyện chiến đấu ở

quân khu Pri-vôn-giê, A. M. Va-xi-lép-xki được chỉ định làm trưởng phòng
huấn luyện chiến đấu ở đó.

Trên cương vị mới, A. M. Va-xi-lép-xki đã làm việc rất say sưa và sáng

tạo. Năm 1935 có cuộc đi dã ngoại (lúc bấy giờ, cuộc diễn tập tác chiến
được gọi như vậy) của bộ chỉ huy và bộ tham mưu quân khu Pri-vôn-giê
trên lãnh thổ quân khu Bê-lô-ru-xi-a, mà ở đây, A. M. Va-xi-lép-xki có thể
tự kiểm tra mình với tư cách là một cán bộ tác chiến.

Ngày 22 tháng Chín năm 1935, chế độ quân hàm được thực hiện trong

quân đội và hải quân. Do đó, vào năm 1936, A. M. Va-xi-lép-xki được
phong quân hàm “đại tá”, và vào mùa thu năm ấy được cử đến học tại Học
viện của Bộ Tổng tham mưu. Trong quá trình học tập, các học viên nghiên
cứu nghệ thuật tác chiến, trước tiên là việc chuẩn bị và tiến hành chiến dịch
của tập đoàn quân.

Khóa học chú ý nhiều đến phương pháp tiến hành các cuộc diễn tập

quân sự và những cuộc tập trận chỉ huy - tham mưu trong điều kiện dã
ngoại với các phương tiện thông tin liên lạc. Các học viên nghiên cứu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.