đàn bà hay trẻ con - có thể ra khỏi thành phố. Mọi mưu toan tẩu thoát đều
phải đàn áp bằng vũ lực”.
Ngày 6 tháng Chín năm 1941, Hít-le ký chỉ thị số 35 vế việc tiến hành
chiến dịch này. Để thực hiện nó, Bộ chỉ huy Đức đã điều đến hướng Mát-
xcơ-va những lực lượng tinh nhuệ của chúng. Cụm tập đoàn quân “trung
tâm” được bổ sung thêm cụm xe tăng 4 và hai quân đoàn bộ đội hợp thành.
Từ phía Nam, tập đoàn quân 2 và cụm xe tăng 2 cũng được trả lại về đây,
một số rất lớn quân bổ sung, kỹ thuật chiến đấu và quân đoàn không quân 8
cũng được ném vào đây.
Số quân các sư đoàn bộ binh của cụm tập đoàn quân “trung tâm” vào
cuối tháng Chín đã lên tới 1,5 vạn người mỗi sư đoàn. Để đối phó với ba
phương diện quân của ta - Phương diện quân Tây, Phương diện quân Dự bị
và Phương diện quân Bri-an-xcơ - địch đã tập trung 77 sư đoàn với số quân
hơn một triệu tên, 1.700 xe tăng và pháo xung kích, hơn 14 nghìn đại bác và
súng cối, 950 máy bay chiến đấu.
Đặt tên cho chiến dịch này là “Cơn bão táp”, bọn cầm đầu “Rai-khơ thứ
ba” tin tưởng chắc chắn rằng việc điều cho nó một lực lượng lớn như thế,
việc vạch kế hoạch “tổng tiến công” Mát-xcơ-va tỉ mỉ như vậy và sự huấn
luyện quân đội chu đáo sẽ đảm bảo thắng lợi cho chúng.
Tổng kết công tác chuẩn bị cho cuộc Tổng tiến công vào mặt trận phía
Đông, trong lời kêu gọi quân đội, Hít-le đã tuyên bố: “Sau ba tháng rưỡi,
rốt cuộc chúng ta đã tạo được tiền đề cho cuộc công kích to lớn nhằm tiêu
diệt hoàn toàn kẻ địch ngay trước khi mùa đông tới. Toàn bộ việc chuẩn bị,
trong mức độ mà sức người có thể làm được, thì dã làm xong… hôm nay
bắt đầu cuộc chiến đấu cuối cùng, có tính chất quyết định của năm nay…”
Nguy cơ đang đe dọa Mát-xcơ-va. Ban chấp hành trung ương Đảng và
Chính phủ Liên Xô tiến hành mọi biện pháp để đẩy lùi cuộc công kích của
địch vào thủ dô. Nhưng những đơn vị của Liên Xô hoạt động trên hướng