phòng Nhà nước đã hoạt động không mệt mỏi để huy động và sử dụng lực
lượng của đất nước.
Tôi cũng muốn nói rằng, ngay trong những ngày cực kỳ gian khổ này,
Chính phủ vẫn khen thưởng thành tích công tác của nhóm cán bộ Bộ Tổng
tham mưu phục vụ cho Đại bản doanh về mặt tác chiến. Cuối tháng Mười,
trong một cuộc nói chuyện điện thoại, I. V. Xta-lin hỏi tôi có thể viết quyết
định thăng cấp quân hàm cho một cán bộ cấp tướng không. Tôi trả lời được
và hỏi là phong cấp gì và cho ai, và dĩ nhiên tôi hoàn toàn không nghĩ là sẽ
nêu đến tên tôi. Nghe nhắc tên mình, tôi yêu cầu miễn cho tôi nhiệm vụ này.
Xta-lin nói đùa, trả lời:
— Thôi được, anh cứ làm công việc của anh, còn việc này không có anh
thì chúng tôi cũng sẽ làm được.
Tôi cảm ơn về sự đánh giá cao đối với công tác của tôi và hỏi thêm là có
thể khen thưởng cả thành tích của những đồng chí trực tiếp giúp việc tôi, vì
họ cũng làm việc chẳng kém gì tôi trong những ngày gay go này. Xla-lin tán
thành đề nghị đó và bảo tôi báo với A. N. Pô-xcri-ô-bư-sép nên khen
thưởng những người nào và như thế nào. Ngày 28 tháng Mười năm 1941,
theo quyết định của Hội đồng bộ trưởng dân ủy Liên Xô, bốn người trong
nhóm chúng tôi được thăng cấp quân hàm: tôi lên trung tướng, A. G. Các-
pô-nô-xôp, V. V. Cu-ra-xôp và Ph. I. Sép-tsen-cô lên thiếu tướng.
Sự quan tâm đó đối với chúng tôi đã làm chúng tôi rất cảm dộng. Như
đã nói, I. V. Xta-lin hay nổi nóng và nhiều lúc không cầm được cơn giận
cho nên sự quan tâm đó của đồng chí trong điều kiện của tình hình hết sức
nguy kịch này lại càng đặc biệt.
Thuật lại những ngày tháng Mười, tháng Mười một khó khăn nguy kịch
đối với thủ đô và đối với cả nước khi giặc đã đến sát thành Mát-xcơ-va và
Lê-nin-grát, tôi không thể không nhắc đến những sự kiện có ý nghĩa rất lớn
đối với nhân dân Mát-xcơ-va, đối với nhân dân Liên Xô và các Lực lượng