cũng phải nói rằng: điều có ý nghĩa quyết định trong kết quả của trận Mát-
xcơ-va là đã kịp thời thành lập trang bị, huấn luyện những tập đoàn quân
mới và điều đến vùng thủ đô.
Bộ Tổng tham mưu đã biết chắc là bộ chỉ huy Hít-le cũng đang chuẩn bị
quân để mở lại cuộc tiến công. Trong mười lăm ngày đầu tháng Mười một
chúng đã tổ chức được hai cánh quân xung kích. Ngày 15 - 16 tháng Mười
một, chúng đã chuyển sang tiến công, hòng đánh vòng vào Mát-xcơ-va từ
phía Bắc qua Clin và Xôn-nê-tsơ-nô-goóc-xcơ và từ phía Nam qua Tu-la và
Ca-si-ra. Những trận đánh phòng ngự kịch liệt tiếp diễn trong suốt cả nửa
cuối tháng Mười một.
Đến cuối tháng Mười một, quân phát-xít ở phía Tây - Bắc thủ đô đã tiến
được đến kênh đào Mát-xcơ-va - Vôn-ga và vượt qua kênh này ở gần I-a-
khơ-rô-ma, còn ở phía Đông - Nam thì chúng đến vùng Ca-si-ra. Giặc
không tiến xa hơn được nữa. Mất hết khả năng tiến công, bị tổn thất và mỏi
mệt trước sức chồng cự tích cực của bộ đội Liên Xô, đến những ngày đầu
tháng Chạp. các binh đoàn sau đây của cụm tập đoàn quân “Trung tâm” đã
phải chuyển sang phòng ngự ở khắp nơi: ngày 3 tháng Chạp - tập đoàn quân
4 của Đức, ngày 5 tháng Chạp - các cụm xe tăng 3 và 4 và cả tập đoàn quân
xe tăng 2. Đền đây kết thúc giai đoạn phòng ngự khó khăn nhất đối với
chúng ta trong trận chiến đấu ở ngoại vi Mát-xcơ-va.
Trong 20 ngày của cuộc tiến công thứ hai vào Mát-xcơ-va, bọn phát-xít
đã bị thiệt hại hơn 155 nghìn tên chết và bị thương, gần 800 xe tăng, ít nhất
là 300 đại bác và một số lớn máy bay.
Đầu tháng Chạp, so sánh lực lượng giữa hai bên đang đánh nhau đã thay
đổi. Quân đội tác chiến của Liên Xô có gần 4.2 triệu người, gần 22 nghìn
đại bác và súng cối, 583 dàn pháo phản lực, 1.730 xe tăng và 2.495 máy bay
chiến đấu. (Thật ra, gần hai phần ba xe tăng và đến một nửa số máy bay của
ta vẫn còn là kiểu cổ). Quân giặc (kể cả các nước liên minh với Đức) lúc đó