Chân chúa gặp tôi hiền
ào Duy Từ sinh năm 1572 ở xã Hoa Trai đất Thanh Hoa (nay là
tỉnh Thanh Hóa), đất dụng võ của vua Lê chúa Trịnh. Ông Đào Tá Hán, cha
Duy Từ từng làm Quản giáp ca vũ trong hành cung vua Lê Anh Tông ở sách
Vạn Lại. Bà Nguyễn Thị Mạch, mẹ Duy Từ cũng là một đào hát có tiếng.
Theo cha mẹ đi biểu diễn khi ở cung đình, lúc tại các lễ hội làng xã, nhờ
trời cho một trí nhớ phi thường, mới chín, mười tuổi Đào Duy Từ đã thuộc
lòng các vở chèo, tuồng cha mẹ thường diễn, có thể đọc một mạch từ đầu
đến cuối không sai một chữ. Những nhân vật trong truyện cổ của Tàu ảnh
hưởng nhiều đến đầu óc non nớt của cậu, nhưng Duy Từ tâm đắc nhất với vị
quân sư Khổng Minh thời Tam Quốc mà cậu coi là thần tượng.
Khi chúa Trịnh đuổi nhà Mạc lên Cao Bằng, Duy Từ đã trưởng thành, có
tiếng là thông kim bác cổ, chữ tốt văn hay. Không phải con vua cháu chúa,
con đường lập nghiệp duy nhất đối với Duy Từ là khoa cử. Song vì xuất
thân từ tầng lớp “xướng ca vô loài” nên lần nào nộp đơn ứng thí, anh cũng
bị gạt bỏ. Không những thế, Duy Từ còn bị bắt sung quân đi dẹp tàn quân
nhà Mạc suốt sáu năm ròng (từ 1593 đến 1599). Nhưng là người có chí,
trong hoàn cảnh nào anh cũng lao vào học tập toàn những vấn đề trọng đại:
hết binh pháp, trận đồ đến việc trị quốc, an dân, theo gương Khổng Minh
xưa.
Đến khi tuổi đã ngoài “tứ thập” mà vẫn tứ cố vô thân, Đào Duy Từ nghe
nói ở Đàng Trong, chúa Tiên đã mất, chúa Sãi lên thay. Đó là một vị chúa
nhân từ, hết lòng thương dân, đang chiêu hiền đãi sĩ để củng cố lực lượng,
mở rộng bờ cõi tính chuyện lâu dài. Duy Từ nhận thấy tình hình đất nước
cũng na ná như thời Tam Quốc, thiên hạ chia ba: nhà Mạc chiếm cứ vùng
biên giới Cao - Lạng, họ Trịnh áp chế vua Lê nắm quyền ở Đàng Ngoài, họ