chỉ đốt những lâu đài dinh thự. Chúng hung hăng phá tất cả những cảnh đẹp
của kinh thành.”
Đó là một trích đoạn trong tác phẩm Kể chuyện Quang Trung của nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng, nói về những hành động hèn hạ của vị vua cuối cùng
của nhà Lê là Lê Chiêu Thống.
∗
∗ ∗
Lê Chiêu Thống tên thật là Lê Duy Khiêm, sinh năm 1765. Bố của Duy
Khiêm là thái tử Lê Duy Vĩ, con vua Lê Hiển Tông. Vì có hiềm khích sâu
nặng với thái tử Duy Vĩ, nên khi được lên ngôi chúa, Trịnh Sâm đã lập mưu
hãm hại Duy Vĩ. Các con của thái tử là Duy Khiêm, Duy Trù và Duy Chi
cũng bị bắt giam vào ngục Đề lãnh. Duy Khiêm khi đó mới sáu tuổi, bị giam
đến khi Trịnh Sâm mất (tháng Mười năm Nhâm Dần, 1782) mới được ra.
Năm đó Duy Khiêm 17 tuổi, ở trong ngục tổng cộng 11 năm!
Tháng Bảy năm Bính Ngọ (1786), Nguyễn Huệ lấy danh nghĩa “phù Lê
diệt Trịnh” mang quân ra Bắc Hà đánh đổ chúa Trịnh Khải. Gặp lúc vua Lê
Hiển Tông ốm nặng sắp mất nên ông muốn mau chóng tìm người họ Lê lập
làm vua, để còn về Nam lo việc chính sự. Và thế là, Lê Duy Khiêm, con thái
tử Lê Duy Vĩ, cháu đích tôn của vua Lê Hiển Tông được đưa lên ngôi. Khi
đó ông 21 tuổi, đổi tên là Duy Kì, đặt niên hiệu là Chiêu Thống.
Cha bị chúa Trịnh Sâm hãm hại, bản thân bị giam cầm suốt thời thơ ấu, vì
thế khi có cơ hội, Lê Chiêu Thống liền ra tay trả thù nhà Trịnh, như nhà văn
Nguyễn Huy Tưởng đã miêu tả trong tác phẩm của mình. Nhưng không chỉ
có thế, ông vua này còn làm nhiều chuyện tồi tệ khác nữa. Trước hết, đó là
việc câu kết với Nguyễn Hữu Chỉnh. Hữu Chỉnh là một tướng tài nhưng có
tính phản trắc, đi với ai cũng tỏ ra bất trung, sau theo Tây Sơn bày mưu
thâm giúp Nguyễn Huệ diệt được chúa Trịnh, chiếm Bắc Hà. Song ông ta
không được Tây Sơn tin dùng vì chính sự tráo trở của mình. Vậy mà Lê
Chiêu Thống đã câu kết với con người ấy. Để làm gì ư? Chính là để mượn
tay Hữu Chỉnh chống lại Nguyễn Huệ, người đã giúp nhà Lê diệt nhà Trịnh
rồi đưa ông ta lên ngôi! Nhưng Hữu Chỉnh dù có tài giỏi đến mấy thì cũng