Ngô gia văn phái
ăm 1788, bị tướng Tây Sơn là Vũ Văn Nhậm đánh cho thua, vua
tôi Lê Chiêu Thống phải bỏ Thăng Long chạy tháo thân. Trong số những bề
tôi theo vua lên mạn Bắc mưu sự khôi phục, có Ngô Thì Chí, con trai thứ hai
của danh sĩ Bắc Hà Ngô Thì Sĩ. Chí quả là một bề tôi trung hậu. Trong
những ngày lận đận theo vua đi lánh nạn, mặc dù lòng người chán nản,
nhiều kẻ bỏ đi, ông vẫn một lòng phò tá. Ông đã dâng vua bản Hưng trung
sách, bàn kế khôi phục nhà Lê. Vua Lê Chiêu Thống mừng lắm, sai ông lên
Lạng Sơn, nơi cha ông làm Đốc trấn trước đấy để chiêu mộ quân chống lại
Tây Sơn. Nhưng ông đã bị ốm nặng lúc trong lúc đi đường và mất khi đến
Gia Bình (Bắc Ninh).
Ngô Thì Chí qua đời khi mới 35 tuổi, trong lúc tài năng đang độ chín.
Đáng tiếc nhất là ông mất đi khi đang viết dở cuốn tiểu thuyết Hoàng Lê
nhất thống chí về thời vua Lê chúa Trịnh. Cuốn sách mở đầu bằng việc chúa
Tĩnh Đô sủng ái Đặng Thị Huệ, vốn là một nữ tì xuất thân hái chè ở làng
Phù Đổng, được đưa lên làm Tuyên phi, giữ địa vị chính cung. Rồi đến
chuyện gã Đặng Lân, em Tuyên phi ỷ thế chị làm càn, hãm hiếp đàn bà con
gái, giết mệnh quan của triều đình ngay giữa ban ngày. Rồi nào là việc kiêu
binh náo loạn sau khi chúa Trịnh Sâm chết, chúa Trịnh Tông dựa vào họ để
cướp ngôi vị của chúa em... Đặc biệt là chuyện Nguyễn Huệ ra Bắc với
chiêu bài phù Lê diệt Trịnh, được vua Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân
cho. Sau đó, khi vua Hiển Tông băng hà, Huệ đã chịu nghe lời vợ để cho
vua Chiêu Thống lên ngôi. Nhưng rồi Nguyễn Huệ theo anh bí mật rút về
Nam, họ Trịnh lại nhân cơ hội trỗi dậy, khiến vua Lê phải vời đến tướng Tây
Sơn là Nguyễn Hữu Chỉnh làm hậu thuẫn, đánh đuổi Trịnh Bồng. Vua Lê
được dịp trả thù, sai người phóng hỏa đốt phủ chúa, thiêu hủy hết các lâu
đài, cung khuyết. Ngô Thì Chí còn nhớ nguyên tâm trạng xót xa của mình
khi viết đến chuyện này...