SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 27

Nguyễn Kim với sự nghiệp trung hưng

nhà Lê, khởi nguồn Trịnh, Nguyễn

hi nhà Lê bị Mạc Đăng Dung tiếm ngôi năm 1527, các cựu thần

hầu hết ngả theo họ Mạc hoặc bỏ đi nơi khác. Duy có một người là Nguyễn
Kim đứng ra chiêu tập hào kiệt bốn phương lánh sang Ai Lao (Lào), mưu sự
khôi phục. Nguyễn Kim sinh năm 1468 ở Thanh Hóa, là một danh tướng
dưới thời Lê Chiêu Tông, từng lập nhiều công trạng với triều đình. Tại Ai
Lao, ông được vua Sạ Đẩu cho mượn đất Sầm Châu lập bản doanh phò Lê
diệt Mạc. Bấy giờ tôn thất nhà Lê đều phải thay tên đổi họ, trốn đi các nơi
nên rất khó tìm. Mãi rồi ông cũng tìm được con vua Lê Chiêu Tông là Lê
Duy Ninh đang lẩn trốn ở Thanh Hóa. Nguyễn Kim liền đưa Duy Ninh sang
Sầm Châu, đưa lên ngôi vua, tức Lê Trang Tông. Khi ấy là năm 1533, sáu
năm sau khi nhà Lê Sơ mất về tay nhà Mạc. Nhà Lê lại được tiếp nối, gọi là
thời Lê Trung hưng.

Thời gian đầu, triều đình phải “lưu vong” bên đất Ai Lao. Nguyễn Kim

được vua Lê phong làm Thái sư, Hưng Quốc công, nắm giữ binh quyền.
Ông tiến binh về nước, từng bước đánh chiếm các huyện ở Thanh Hóa. Dưới
sự chỉ huy của ông, quân nhà Lê ngày càng mạnh, đến cuối năm Quý Mão
(1543) thì chiếm được Tây Đô, tướng Dương Chấp Nhất của nhà Mạc phải
đầu hàng.

Song chỉ hai năm sau, Nguyễn Kim lại bị chính viên hàng tướng này đầu

độc chết. Chấp Nhất mời ông ăn dưa có tẩm độc rồi bỏ trốn. Khi đó ông 77
tuổi, để lại sự nghiệp Trung hưng còn dang dở. Trịnh Kiểm, một tướng giỏi
đồng thời là con rể của ông lên nắm quyền. Lê Trang Tông tiếp tục làm vua
cho đến năm 1548 thì mất, thọ 34 tuổi. Trịnh Kiểm lập con ông là thái tử
Huyên lên nối ngôi, tức là Lê Trung Tông.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.