SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 28

Về sự nghiệp của Lê Trang Tông, Đại Việt sử kí toàn thư viết: “Vua gặp

vận gian truân, nhờ được bề tôi cũ tôn lập, bên ngoài kết nước láng giềng,
bên trong dùng được tướng giỏi, cho nên người đều vui lòng làm việc, nền
móng Trung hưng gây ra từ đấy.”
Âu đó cũng là những lời nhận xét tốt đẹp
cho một ông vua mở đầu một triều đại. Song có lẽ, ông nổi tiếng hơn cả với
những vấn đề về nhân thân. Chính sử vẫn coi ông là con (không chính thức)
của Lê Chiêu Tông, được Nguyễn Kim tìm ra và đưa lên ngôi. Từ đó mà ra
giai thoại rất nổi tiếng về Chúa Chổm: Sau khi bị bắt, Lê Chiêu Tông bị Mạc
Đăng Dung đưa về Thăng Long giam lỏng ở phường Đông Hà. Bấy giờ có
cô bán rượu xinh đẹp, thấy người bị giam còn trẻ, trông vẻ quyền quý liền
đem lòng yêu thương. Hai người lén tự tình với nhau, cô gái có mang rồi
sinh con trai, và đó chính là Lê Duy Ninh đã được nói đến ở đầu câu chuyện.
Sau Chiêu Tông bị Mạc Đăng Dung giết. Cô gái lúc này đã biết thân phận
con mình, liền mang con trốn đi. Suốt những năm lưu lạc, để giấu tung tích,
cô đặt tên cho con là Chổm. Sau một thời gian sống lẩn lút, chịu khổ trăm
bề, hai mẹ con thấy yên lại trở về chốn cũ ở kinh thành. Hằng ngày Chổm đi
kiếm củi hoặc làm thuê làm mướn nuôi mẹ. Những lúc đói bụng, Chổm
thường vào ăn tại các quán cơm ở cửa ô. Quán nào được Chổm vào ăn là
hôm đó đắt như tôm tươi. Các chủ quán cho là Chổm nhẹ vía nên ai cũng
muốn mời anh chàng vào ăn, dù phải cho chịu. Được thể, Chổm ăn tiêu bạt
mạng. Đến khi mọi người hỏi nợ thì bảo:

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.