SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 30

đó có câu nói dân gian “Nợ như chúa Chổm”...

Đấy là giai thoại. Còn chính sử lại ghi Trang Tông sinh năm 1514, mà

“vua cha” Lê Chiêu Tông thì sinh năm 1506, nghĩa là hai cha con chỉ hơn
nhau có... 8 năm. Quả là điều phi lí! Đây cũng là lí do khiến cho nhiều người
tin rằng Lê Duy Ninh chính là con của Nguyễn Kim. Do không tìm được
một tôn thất nào của nhà Lê nên ông đã lấy con mình thế vào và gán cho
một thân phận mới là Lê Duy Ninh, con của Lê Chiêu Tông. Về sau, khi nhà
Mạc định dựa vào nhà Minh, họ cũng dâng biểu “kể tội” Nguyễn Kim để
phân trần: Sở dĩ họ phải cướp ngôi nhà Lê là vì Nguyễn Kim dựng con mình
lên ngôi, nói dối là con của vua Chiêu Tông.

Dù sự thực là thế nào thì Nguyễn Kim đã thực hiện được một sự nghiệp

thật hiển hách: giúp nhà Lê khôi phục vương triều, hay còn gọi là sự nghiệp
“trung hưng” nhà Lê. Nhà Lê Trung hưng bắt đầu từ Lê Trang Tông lên ngôi
năm 1533, sẽ tồn tại đến năm 1789, đời vua Lê Chiêu Thống, tổng cộng 256
năm. Và đây chính là triều đại dài nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam!

Không chỉ có vậy. Nguyễn Kim còn là cha của hai người con trai tài giỏi,

cùng làm tướng nhà Lê và đều được phong Quận công. Trong đó người em
là Đoan Quận công Nguyễn Hoàng về sau trở thành người mở đầu sự nghiệp
các chúa Nguyễn ở miền Nam.

Đồng thời, ông còn là bố vợ của Trịnh Kiểm, cũng là một gương mặt lớn

của lịch sử. Nguyên ông có người con gái đầu lòng là Nguyễn Thị Ngọc
Bảo, vì mến tài của viên tướng dưới quyền là Trịnh Kiểm nên đã gả con gái
cho. Người con rể này sau sẽ thay ông nắm giữ quyền bính khi Nguyễn Kim
bị sát hại, rồi trở thành thủy tổ của một dòng họ cũng rất vinh hiển trong lịch
sử Việt Nam: nhà Trịnh, hay các chúa Trịnh, tồn tại cùng nhà Lê trong thế
đối sánh “vua Lê chúa Trịnh” suốt một thời...

Nguyễn Kim không là vua, cũng chẳng phải chúa. Thậm chí còn không

thuộc dòng dõi vương hầu. Sau khi mất, ông được Lê Trang Tông truy tặng
tước Chiêu Huân Tĩnh Vương. Về sau, các vua nhà Nguyễn mới truy tôn
miếu hiệu là Triệu Tổ, thụy hiệu là Di Mưu Thùy Dụ Khâm Cung Huệ Triết
Hiển Hựu Hoành Hưu Tế Thế Khải Vận Nhân Thánh Tĩnh hoàng đế.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.