SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 86

nam, sát tới sông Hồng. Việc xây dựng đương nhiên là tốn kém, nhiều phần
là để phục vụ cho cuộc sống xa hoa của nhà chúa, nhưng cũng nhờ đó Thăng
Long trở nên lộng lẫy hơn, kiêu kì hơn, đáng nể trọng hơn trong mắt mọi
người, nhất là người nước ngoài sang tìm cơ hội bang giao hay giao
thương... Tiếc rằng quần thể kiến trúc này ngày nay không còn nữa. Năm
1789, khi tổng đốc nhà Thanh Tôn Sĩ Nghị lấy cớ phù Lê sang xâm lược
nước ta, Lê Chiêu Thống đã nhân cơ hội trả thù chúa Trịnh. Y sai tay chân
đốt phá tất cả các công trình của họ Trịnh, không chỉ lăng tẩm mà cả các đền
đài, miếu mạo. Đương nhiên trong số đó có phủ chúa. Chỉ trong giây lát, cả
quần thể kiến trúc mà nhà chúa đã cất công xây dựng trong vòng một thế kỉ
rưỡi, kết tụ biết bao mồ hôi, công sức của nhân dân, đã bị thiêu thành tro
bụi.

Ngày nay, di tích liên quan đến nhà Trịnh còn rất ít. Nhưng trong số ít

những gì còn sót lại, có một công trình kiến trúc đặc biệt quan trọng của
nước ta. Đó là chùa Bút Tháp nằm bên sông Đuống, thuộc thôn Bút Tháp, xã
Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Chùa do Hoàng thái hậu Trịnh
Thị Ngọc Trúc, vợ vua Lê Thần Tông, con gái chúa Trịnh Tráng bỏ tiền của,
ruộng lộc ra để trùng tu, trong thời gian bà rời bỏ cung thất, về đây tu hành.
Năm 1647 chùa được làm xong, có kiến trúc theo kiểu “nội công ngoại
quốc”, là ngôi chùa có quy mô hoàn chỉnh nhất còn lại ở Việt Nam. Bên
cạnh giá trị kiến trúc, ngôi chùa còn có pho tượng Phật Quan Âm nghìn tay
nghìn mắt nổi tiếng, do nhà điêu khắc họ Trương tạc năm 1656. Tượng có
11 đầu, 42 tay lớn và 952 tay dài ngắn khác nhau, cao 235 cm tính từ đài sen
lên. Đây được coi là một kiệt tác độc nhất vô nhị về tượng Phật và nghệ
thuật tạc tượng của nước ta.

Ngoài ra, ở phủ thờ phía sau Phật điện còn có hai pho tượng đáng chú ý.

Đó là chân dung hoàng hậu Trịnh Thị Ngọc Trúc đầu đội vương miện nhưng
khoác áo tu hành, và công chúa Ngọc Duyên, con gái bà, người đã cùng mẹ
góp công trùng tu ngôi chùa nổi tiếng này. Phải chăng bà Trịnh Thị Ngọc
Trúc là vợ vua Lê Thần Tông, nên tuy là con gái chúa Trịnh Tráng mà ngôi
chùa đã thoát khỏi ngọn lửa hủy hoại tàn phũ cuối thế kỉ 18, chấm dứt một
thời “vua Lê chúa Trịnh”?

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.