SỬ TA CHUYỆN XƯA KỂ LẠI TẬP 3 - Trang 84

Lâu dần thành quen. Các vua Lê về sau ngày càng yên phận, họ chấp nhận

cảnh “khoanh tay rũ áo” như một sự tự nhiên. Về phần mình, các chúa Trịnh
cũng “quen” tự ý quyết định mọi chuyện quốc gia trọng sự, kể cả những việc
trong cung vua (như việc Trịnh Tráng “tác thành” cho vua Lê Thần Tông lấy
con gái mình khi ấy đã có... một đời chồng và bốn con riêng).Có một câu nói
của một vị vua Lê cho thấy hết sự phụ thuộc có tính tự giác của vua vào
chúa. Năm 1786, khi tướng Tây Sơn là Nguyễn Huệ ra Bắc diệt Trịnh Tông
(còn gọi là Trịnh Khải), xoá bỏ ngôi chúa, vua Lê Hiển Tông hay tin, không
những không mừng mà lại thấy lo. Vua than thở cùng cung nữ: “Trời sai nhà
chúa phò ta. Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui. Mất chúa, tức là cái lo lại về
ta, ta còn vui gì!”

Đã đành câu nói đó thừa nhận sự bạc nhược của ngôi vua và sự chuyên

quyền của ngôi chúa, nhưng mặt khác cũng phản ánh một thực tế: các chúa
Trịnh thực sự là người gánh vác trách nhiệm lo toan việc nước. Để thực thi
chính sự, chúa Trịnh lập ra phủ chúa, tương tự như triều đình vua Lê, nhưng
quan trọng hơn, vì phủ chúa mới là nơi ra quyết sách. Trong phủ lập ra lục
phiên, tương tự như lục bộ bên triều đình. Thay vì chức bình chương thời Lê
Sơ, chúa Trịnh đặt ra chức tham tụng đứng đầu phủ chúa, nắm quyền như tể
tướng của triều đình.

Đấy là về bộ máy, còn riêng về phần mình, chúa Trịnh duy trì quyền thế

tập giống như vua Lê. Người sẽ lên nối ngôi chúa được phong là thế tử (bên
vua là thái tử), mẹ chúa gọi là quốc mẫu, con gái chúa là quận chúa, con rể
là quận mã (tương ứng bên vua Lê lần lượt là thái hậu, công chúa, phò mã).
Rút kinh nghiệm từ việc tranh giành ngôi chúa giữa Trịnh Cối, Trịnh Tùng,
trong đó Trịnh Cối là anh ỷ thế ăn chơi trác táng, Trịnh Tùng là em lại biết
lo cho cơ nghiệp nhà chúa, các chúa Trịnh về sau thường lập con thứ làm thế
tử. Lựa chọn có phần khác thường này xem ra lại khá kết quả, nhất là với
các đời chúa đầu. Nếu tính cả Trịnh Kiểm thì đến Trịnh Sâm là đời thứ chín,
chỉ duy nhất có Trịnh Giang hư hỏng, còn lại đều là những người có tài năng
và phẩm chất của nhà lãnh đạo, giữ vững kỉ cương, thi hành chính pháp.
Việc phần lớn các chúa Trịnh sống đến sáu, bảy mươi tuổi, ở ngôi hàng chục
năm chứng tỏ họ phải sống rất nghiêm ngắn, giữ mình, làm việc và sinh hoạt

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.