hình lập trình mới là chúng ta không màng đến lịch trình thiết kế và thử
nghiệm, thì chúng ta phải trả giá cho việc đó. Để làm được điều gì đó tuyệt
vời cần phải có thời gian và việc sùng bái tốc độ đôi khi lại phản tác dụng.
Nên “chậm mà chắc” thôi.
5. Ai cũng phải xây dựng lại. Những biện pháp nhanh bạn phải sử dụng
và những vấn đề bạn không tiên liệu được khi xây dựng phiên bản 1.0 trong
dòng sản phẩm của mình, luôn có nghĩa là bạn sẽ còn phải xây dựng lại một
phần sản phẩm đó thành phiên bản 2.0 hay 3.0. Đừng nhụt chí, cũng đừng
thiển cận. Chỉ cần xây dựng lại thôi. Đó đơn giản là cách thức vận hành của
vạn vật.
6. Lãnh đạo không biết sợ thường bị hoảng hốt. CEO của một doanh
nghiệp triển vọng mới được hình thành mà tôi mới biết gần đây vẫn thường
hỏi bạn bè của anh ta trên Facebook rằng ý tưởng của anh ta có tốt không.
Bạn lo lắng không có nghĩa là bạn có ý tưởng tồi, ý tưởng hay nhất lại
thường là những ý tưởng khiến bạn thấy sợ nhất. Và đừng tin vào những
nhận định-khi-sự-đã-rồi của những doanh nhân về việc họ “đã” biết phải làm
gì.
7. Luôn luôn làm việc chăm chỉ. Hầu hết những người mới khởi nghiệp
đều tìm thấy một vấn đề thú vị cần phải giải quyết và cứ thế tập trung vào
đó. Trong một buổi lễ trao giải gần đây, CEO của Microsoft , Steve Ballmer,
đã cố nghĩ về bí mật thành công của Microsoft nhưng cuối cùng chỉ nghĩ
được “chăm chỉ, chăm chỉ, chăm chỉ, chăm chỉ, làm việc chăm chỉ”. Đây rõ
ràng là một châm ngôn, nhưng hầu hết doanh nhân lại huyên thuyên về
khoảnh khắc ơ-rê-ka! Nếu bạn không tin mình có bất cứ lợi thế cạnh tranh
đáng tin nào thì bạn thuộc kiểu người đấu ngầm dưới lòng đất, vậy thì cứ
tiếp tục làm việc đi nhé!
8. Không phải là SẼ tốt hơn – mà vốn đã là tốt hơn rồi. Trong những
ngày đầu, những người mới khởi nghiệp thường tập trung vào việc suy nghĩ
sẽ tuyệt thế nào khi họ thành công, nhưng khi đạt được rồi thì họ lại bắt đầu
nói về khoảng thời gian trước khi họ có được thành công tuyệt như thế nào.
Bất cứ khi nào đề cập đến vấn đề này, tôi lại nhớ đến Bede tôn kính (thầy tu