SỰ THẬT BI HÀI VỀ THẾ GIỚI KINH DOANH - Trang 320

1848: năm Cách mạng và nền Cộng hòa thứ hai ra đời. 1871: Napoléon III
thoái vị sau khi thua trận trong chiến tranh Pháp-Phổ, dẫn tới sự ra đời của
nền Cộng hòa thứ ba. 5. Xem phần phụ lục ở cuối sách. 6. V. A. Soloukhin
(1924-1997): nhà văn Nga. Từng làm lính gác Điện Kremli (1942-1945). 7.
A. N. Yakovlev (1923-2005): Tiến sĩ khoa học lịch sử, viện sĩ thông tấn
Viện hàn lâm khoa học Nga. Từng là lính bộ binh chống phát xít Đức.
Nguyên Viện trưởng Viện kinh tế thế giới và quan hệ quốc tế thuộc Viện hàn
lâm khoa học Liên Xô, Trưởng Ban Tuyên truyền Trung ương Đảng Cộng
sản Liên Xô, Bí thư Trung ương Đảng, ủy viên Bộ chính trị Trung ương
Đảng. Ủng hộ mạnh mẽ đường lối cải tổ của Gorbachev. 8. Một hội kín coi
nhau là huynh đệ, vốn bắt nguồn từ phường hội của các thợ nề Anh từ thời
trung đại (vì thế có tên là freemasonry), sau trở thành một hội đoàn hướng
đến lý tưởng cao cả như bác ái, bình đẳng và hoà bình. Các thành viên có đủ
các tầng lớp (chính khách, nghệ sĩ, nhà khoa học,...), trong đó có nhiều nhân
vật trọng yếu của cuộc cách mạng Pháp. 9. Tức Nicholas/Nikolai II, Nga
hoàng cuối cùng, bị chính quyền cách mạng giết chết cùng gia đình năm
1918. 10. Hai nhà cách mạng Pháp: Jean-Paul Marat (1743-1793), bị một nữ
thích khách đâm chết, và Honore-Gabriel Mirabeau (1749-1791). 11. Đảo ở
Nam Đại Tây Dương, nơi Napoléon bị đày lần thứ hai cho đến khi chết. 12.
Ngày chiếm ngục Bastille 14-7-1789, được lấy làm ngày Quốc khánh Pháp.
13. Lễ kỷ niệm 200 năm Cách mạng Pháp được tổ chức năm 1989. 14. Chữ
“đỏ” (красный) trong tên gọi Quảng trường Đỏ vốn được dùng theo nghĩa
cổ là “đẹp”. Một số thành phố cổ của Nga cũng có các quảng trường chính
mang tên “đỏ/đẹp” tương tự. 15. Phong trào của những người Nga lưu vong,
chủ yếu là trí thức, thay đổi thái độ từ chỗ chống đối chính quyền Xô-viết
sang thừa nhận chính quyền này. Tên gọi “Đổi cột mốc” xuất phát từ tên tờ
tạp chí (Smena vekh) của phong trào, xuất bản ở Pari thời kỳ 1921-1922. N.
Ustryalov (1890-1937), nhà tư tưởng của phong trào “Đổi cột mốc”, đã quay
về Liên Xô năm 1935 sau khi lưu vong, nhưng đến năm 1937 bị kết tội làm
gián điệp và bị xử tử. 16. Đại Công tước Moskva, người đã đánh bại quân
Tatar (Mông Cổ) trong trận Kulikovo (1380). 90. A. A. Vlasov (1900-1946)
trung tướng Liên Xô, bị Đức bắt làm tù binh và hợp tác với Đức chống lại

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.