SỬ THI ODYSSEY - HOMER - Trang 3


Iliad và Odyssey là những bản trường ca của binh lửa và giáo gươm. Ở đó
những kẻ nhút nhát và rụt rè trước chiến trận mới chính là đối tượng bị dè
bỉu. Nhưng Homer không cổ súy cho chiến tranh mà dùng chiến tranh để
thử thách con người và dùng Cái Chết để bộc lộ đức hạnh của họ.

Aristotle diễn giải bi kịch Hy Lạp là sự kết hợp của số phận và sai lầm cá
nhân. Nghĩa là một kết cục không vui chỉ thành bi kịch khi phẩm chất trí tuệ
và đức hạnh của nhân vật chính phải vượt hẳn người thường. Và từ những
biến cố đó người ta phát lộ ra những gì đẹp đẽ nhất của mình. Còn Karl
Japers
cho rằng ý chí đương đầu và chấp nhận những bóng tối và sụp đổ,
những điều sản sinh từ hiểm nguy và nghiêm trọng của cuộc đời vượt quá
sự tri nghiệm của con người, chính là tinh thần gây dựng nên văn

Bên cạnh đó, Iliad và Odyssey còn là những suy tư và chiêm nghiệm của
người Hy Lạp cổ đại về mối quan hệ vừa thân thuộc vừa xa lạ giữa con
người và vũ trụ, của linh hồn và thế giới, của bên trong và bên

Phương Tây xem trọng hai bản trường ca này vì chúng là biên niên sử của
quá trình tiến hóa của ý thức con người, nhất là ý thức về thời gian. Điều
đặc biệt của quá trình tiến hóa ý thức là nó tiếp tục diễn ra ngay cả khi xác
thân đã hoàn tất quá trình biến đổi. Chẳng phải thế mà ta luôn coi vóc dáng
cơ thể của

Achilles là hình mẫu cho nam và Helen cho nữ.

Cuộc chiến thành Troy có thể coi như dấu chấm hết cho sự ngây thơ còn sót
lại từ thuở hồng hoang. Nó kết thúc không phải vì kẻ này mạnh hơn kẻ kia,
mà vì có kẻ này “láu cá” hơn kẻ kia. Người quyết định vận mệnh cuộc
chiến không ai khác hơn là Odyssey.

Nhưng tại sao một kế hoạch rất “thô sơ” như Con ngựa thành Troy lại có

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.