kính.
Vua ấy có nhiều người con và có một vị đại thần tên là Bảo Hải. Con dòng
Phạm Chí, rất tinh thông về nghề xem thiên văn.
Ông Bảo Hải lại có một người con trai tướng tốt lạ thường, từ dưới chân lên
đến trên đầu đều có ba mươi hai dấu tốt.
Khi con ông mới sanh ra, thì có các hàng khách tôn quý đem nhiều đồ lễ vật
đến dâng cho, nhân vậy mà đặt tên là Bảo Tạng.
Lúc khôn lớn, thì Bảo Tạng xem biết việc đời là thống khổ, thân mạng lại vô
thường, tự nhiên sanh lòng chán ngán, bỏ cuộc vinh hoa, liền xuất gia tu
hành, chẳng đặng bao lâu mà đã thành Phật, hiệu là Bảo Tạng Như Lai, đủ
các đạo pháp nhiệm mầu, thần thông rộng lớn. Khi thành Phật rồi, thì Ngài
dạo khắp các nơi mà hóa độ chúng sanh, có nhiều hàng đệ tử đã chứng đặng
quả Thanh Văn, Duyên Giác, và Bồ Tát, nên nhân dân ai nấy cũng sẵn lòng
hoan nghinh.
Có một bữa ăn, vua Vô Tránh Niệm nghe Phật Bảo Tạng cùng đại chúng đến
giảng đạo tại vườn Diêm Phù, gần bên thành, thì tự nghĩ rằng:
"Nay ta muốn đến chỗ Phật, đặng xem coi giảng đạo lý gì mà thiên hạ tín
ngưỡng đông như thế!"
Nghĩ như vậy rồi, vua cùng các vị vương tử, đại thần và quyến thuộc bèn đến
vườn Diêm Phù lễ Phật vừa xong, liền đi chung quanh ba vòng, rồi ngồi bên
ngài mà nghe pháp.
Vua Vô Tránh Niệm xem thấy đức Bảo Tạng Như Lai khoanh chân ngồi trên
bảo tọa có hình con sư tử, rất bực trang nghiêm, đủ tướng tốt đẹp, chung
quanh thân ngài có ánh sáng nhiều sắc chói lòa.
Còn trong pháp hội thì thấy: nào là những người đã xuất gia làm đệ tử của
Phật, cạo tóc, đắp y; nào là những hàng vương tử, đại thần mặc đồ anh lạc;
nào là cung nga mỹ nữ dung mạo tốt xinh; nào là sĩ, nông, công, thương, áo
xiêm chỉnh đốn, kẻ thì chấp tay ngồi im lặng, người thì quỳ gối thưa hỏi, xem
bộ ai nấy cũng chăm ngó Phật mà nghe pháp cả.
Vua Vô Tránh Niệm quan sát khắp đủ mọi lẽ, bèn ngắm nhìn thân mình, rồi
trở lại ngó Phật, mắt sửng không nháy, lòng thiệt hoan nghênh, cái tâm niệm