Kim thả ra, cho về với Cao Tôn làm nội ứng, không hiểu sao Cao Tôn dùng
hắn làm tể tướng. Hắn nhất định chủ hoà, Cao Tôn nghe theo. Nhạc Phi
đang hăng hái đuổi quân Kim gần tới Biện Kinh thì một ngày liên tiếp nhận
được 12 đạo kim bài (tín bài bằng vàng) triệu về. Nhạc Phi ức quá, khóc:
"Công mười năm, một sớm phải bỏ cả", rồi hạ lệnh lui binh, nhân dân níu
ngựa ông lại, chùi nước mắt, vang ông ở lại. Tướng ở chiến trường có
quyền không tuân lệnh triều đình, ông quá trung với vua mà không báo
quốc được, thật đáng hận biết bao. Về tới triều đình, ông bị Tần Cối bỏ
ngục liền rồi chẳng xử tội gì cả, giết ông. Có sách chép là thắt cổ ông. Đời
ông được đời sau chép trong truyện "Nhạc Phi". Hiện nay ở Hàng Châu,
kinh đô Nam Tống, còn một ngôi đền lộng lẫy thờ ông. Quỳ trước mộ ông
là hai tượng bằng sắt, tức vợ chồng Tần Cối. Cửa đền có đôi câu đối:
Thanh sơn hữu hạnh mai trung cốt
Bạch cốt vô cô chú nịnh thần
Nghĩa là:
Núi xanh may mắn được chôn xương bậc trung quân
Sắt trắng vô tội mà phải đúc bọn nịnh thần
Thời đó khiếp nhược chủ hoà đầy triều đình nhưng hạng anh hùng cũng
đông, quyết sống mái với Kim. Trước Nhạc Phi, Hàn Thế Trung có Lý
Cương (đã chép ở trên), Diêu Bình Trọng đốc suất quân cần vương đánh
trại quân Kim. Tôn Trạch chiêu mộ nghĩa sĩ và hảo hán bốn phương, tích
trữ lương thực đủ dùng trong 6 tháng, quyết ý chống với giặc, nhưng Cao
Tôn không cho, ông buồn hận mà chết......
Về cuối đời Nam Tống còn nhiều anh kiệt hơn nữa, tôi sẽ chép ở sau.
4. Các đảng nghĩa quân.
Dân chúng tinh thần cũng rất cao, vì thâm oán Kim cướp đất của họ, ngạo
mạn, hách dịch.
Ngay từ 1121(gần đời Huy Tôn) đã có một bạo động mà người cầm đầu là
Tống Giang căn cứ địa là Lương Sơn Bạc (ở Sơn Đông ngày nay), khẩu
hiệu là "Thế thiên hành đạo" chống lại triều đình, quan quân phải sợ, thanh
thế rất lớn, khu vựa hoạt động rộng, từ Sơn Đông tới Hà Bắc, dân chúng
theo rất đông, đủ các giới từ quan lại nhỏ, quân dân, nông dân, ngư dân,