SỬ TRUNG QUỐC - Trang 291

sắc mục ( ở Trung Á) có tới 5-6 giống là ít, và số người chắc đông lắm, nửa
triệu ? Một hai triệu ? Vì gồm cả những người Liêu và Kim đã làm chủ một
phần phía bắc Trung Hoa, bị Mông Cổ dẹp nhưng chịu phục tòng Mông Cổ
mà xin ở lại Trung Hoa. Riêng người Trung Hoa cũng phân biệt Hán ở Bắc
và ở Nam. Pháp sau này coi Nam Kỳ của ta là thuộc địa được dễ thở hơn
Bắc và Trung cũng là dùng chính sách đó.
Trong xã hội đó có tới mười giai cấp như trên đã nói. Sự sắp đặt thứ tự các
giai cấp như trên đã nói. Sự sắp đặt thứ tự giai cấp trái ngược với truyền
thống văn minh Trung Hoa. Trung Hoa trọng sĩ rồi tới nông, ức công và
thương . Mông Cổ khinh miệt sĩ, sắp vào hàng thứ chín , trên kẻ ăn mày,
không nói đến nông; mà dân Trung Hoa theo nông nghiệp thời đó có thể
95% làm nghề nông ! Chính Mông Cổ và sắc mục cũng phải sống nhờ sức
lao động của nông dân Trung Hoa . Mông Cổ chỉ trọng thương nhân, công
nhân, nghĩa là chỉ thích vơ vét, làm giàu , mà thương nhân cũng không thấy
trong bảng giai cấp đó. Lại thêm thiếu một giai cấp: Nô lệ. Các tù binh
Trung Hoa, bọn nông dân bị cướp đất , vô gia cư, vô nghề nghiệp đều bị
Mông Cổ bắt làm nô lệ, phân phát cho các quan lớn nhỏ Mông Cổ hoặc sắc
mục.
Trong khỏang 40 năm đầu, nhà Nguyên không dùng Nho học để tuyển
nhân tài, từ đời Nhân Tôn mới cho người Hán , rồi người Hoa Nam được
ứng thí. Trong số người được bổ dụng 4 phần 5 là người Mông và Sắc mục,
chỉ có 1 phần 5 là người Trung Hoa. Chế độ chính trị, từ tổ chức chính
quyền tới võ bị, thuế khóa ... đều theo Trung Hoa, đáng lý thì phải dùng
văn tự
Trung Hoa làm chính , dùng nhiều quan lại Trung Hoa , mà ngược lại, số
quan lại trung Hoa rất ít, còn văn tự thì không thống nhất . Mông Cổ vốn
không có văn tự , khi chiếm được Ủy Ngô Nhi ( Uighur) thì dùng văn tự
của của Ủy Ngô Nhi; chiếm được Trung Hoa , dùng văn tự của Trung Hoa ,
của Ủy Ngô Nhiu, cả của Hồ nữa. Sau nhờ một vị Lạt Ma ( tu sĩ) Tây Tạng
là Bát Tu Ba đặt cho một thứ chữ riêng ( dùng trên 20 mẫu tự để ghi thanh).
vua Nguyên bắt dân chúng dùng nhưng hình như thất bại, ít người theo.
Không có một văn tự thống nhất, sự trị nước tất khó khăn, xã hội tất rời rạc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.