uất, ít tháng sau chết theo. Sử gia cho rằng ông bị bịnh thần kinh suy
nhược. Việc nước do môt thân vương (chú ông) làm phụ chánh quyết định
hết, triều đình nhờ vậy có kỷ cương.
Việc đầu tiên nhà Thanh làm khi vào Bắc Kinh là cấm quân lính xâm nhập
vào nhà dân, rồi cải tang vua Tư Tôn, ông vua đã tuẫn quốc ở núi Lôi Sơn,
phát tang, hạ lệnh cho quan dân để tang ba ngày; viên Thái giám Vương
Thừa Ân tuẫn nạn cũng được chôn ở bên lăng Tư Tôn. Những người tuẫn
nạn khác được thờ chung trong một ngôi đền.
Biện pháp đó sáng suốt, cho người Hán thấy rằng, nhà Thanh không muốn
chiếm nước của nhà Minh mà chỉ có ý dẹp bọn giặc Lý Tự Thành cứu khổ
cho dân chúng. Dĩ nhiên nhiều người cho là giả dối, nhưng hành động đó
có vẻ văn minh, hợp với đạo Nho. Người Mãn già tâm lý hơn người Mông.
Thanh lại trưng dụng cựu thần của Minh, dùng cả hai thứ chữ Hãn, Mãn,
coi trọng văn hóa Hán, nhưng hậu duệ của nhà Minh thì họ tìm cách diệt
cho hết.
Để lấy lòng dân Hán, họ tha cho một sổ tội nhân, bỏ mốt số thuế hà khắc
quá, những kẻ cô quả, không có phương tiện mưu sinh, được họ giúp đỡ
mà.
Hồi quân Mãn mới vào Trung Quốc, chúng chiếm đất của dân, vach khu để
quản lí, triều đình ra lệnh tuyệt cấm, bắt trả lại cho dân.
Họ cũng khôn hơn Mông Cổ, lập lại ngay khoa cử để lung lạc kẻ sĩ.
Một số đỗ đạt được bổ dụng, nhưng họ thận trọng chưa tin hẳn, mới đầu chỉ
cho người Hán phụ tá người Mãn thôi, mà người Mãn không cần thi cũng
được làm quan.
Đó là chính sách dùng ân huệ để vỗ về; chính sách dùng uy để đàn áp cũng
tàn nhẫn lắm. Cũng như người Mông, họ cấm hia dân tộc Mãn – Hán kết
hôn với nhau, bắt người Hán phải dùng y phục của Mãn, phải cạo đầu, gióc
bím như Mãn; thời Nguyên người Hán phải để hai cái bím thòng xuống hai
bên, thời Thanh phải để một cái từ đỉnh đầu thong xuống giữa lưng; người
nào không tuân lệnh thì bị chặt đầu. Người hán lấy vậy làm tủi nhục, mới
đầu nổi lên phản kháng: ”Chặt đầu thì chặt đầu, để bím thì không”. Phong
trào phản kháng mạnh nhất ở miền Đông Nam. Một thị trấn nọ chống cự