Nguyễn Hiến Lê
Sử Trung Quốc
Chương 2-5
E. BẢO VỆ DÂN TỘC
Xoá bỏ các điều ước bất bình đẳng.
Đứng hàng đầu trong tam dân chủ nghĩa là dân tộc, giành lại quyền tự do ,
độc lập đã bị liệt cường xâm nhập, cho nên trong lời di chúc , Tôn Văn dặn
phải gấp trừ bỏ các hiệp ước bất bình đẳng. Việc đó không thể dùng ngoại
giao xin xỏ mà được. Nước mà mạnh, dân mà đoàn kết thì chẳng cần phí
sức cũng thành công.
Sau vụ Nga táp vận động ( 30-05-1925) , tức cuộc vận động phản đế của
toàn dân Trung Hoa , tiếp theo là vụ tẩy chay hàng ngoại quốc ở Quảng
Châu tháng 6 năm đó rồi từ đó các vụ dân tộc vận động tiến triển không
ngớt, bồng bột lạ thường, người Anh thấy vậy biết rằng Trung Quốc thời
này không như Trung Quốc thời Thanh nữa, nên chủ trương phải thay đổi
thái độ. Ở Mỹ, Bỉ , Tây Ban Nha cũng có khuynh hướng như thế, rất lợi
cho chính phủ Trung Hoa tranh đấu để hủy bỏ các hiệp ước bất bình đẳng.
Chúng ta đã biết sáu nước : Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật, Nga lập một ngân
hàng đoàn để cùng nhau cho Trung Quốc vay những số tiền lớn, họ quyết
định với nhau bắt Trung Quốc có việc gì thì không được giao thiệp thẳng
với một nước nào mà phải giao thiệp với cả 6 nước. Lệ cộng đồng hành
động của 6 nước đó, sau vụ Ngũ Táp được họ tự ý bãi bỏ. Đó là mật thắng
lợi do quốc dân tặng chính phủ.
Sau khi cách mạng Nga 1917 thành công, nhiều lần chính phủ Nga tuyên
ngôn bãi bỏ các hiệp ước bất bình đẳng mà Nga Hoàng đã lý với Trung
Quốc. Năm 1923, đại biểu Nga và chính phủ Bắc Kinh ký một hiệp định
đại khái thi hành đúng việc bãi bỏ đó, và thừa nhận Ngoại Mông là một bộ
phận của lãnh thổ Trung Hoa dân quốc, tôn trọng chủ quyền của Trung Hoa
ở đấy . Việc ấy cũng tọa một thế thuận lợi cho Trung Hoa trong sự bang
giao với liệt cường. Nhưng từ khi Tưởng cầm quyền, diệt Cộng thì do
nhiều xích mích mà Nga và Trung Hoa tuyệt giao với nhau.
Suốt trong máy năm 1928 – 1931, bộ trưởng ngoại giao của Chính phủ Dân