Quốc đảng, Vương Chính Đình, tốt nghiệp đại học Yale ( ở Mỹ) , gắng sức
giao thiệp với các nước Tây phương để thu hồi quyền của dân tộc, và thành
công ít nhiều.
Về việc các tô giới và các đất tô tá, Anh chỉ mới trả Trấn Giang, Uy Hải
Vệ, Hạ Môn , Cô Lãnh, Bỉ trả ở Thiên tân. Về quan thuế, năm 1928 , Chính
phủ Dân quốc tuyên ngôn sẽ lập lại điều ước về quan thuế với các nước,
theo nguyên tắc quan thuế hoàn toàn tự chủ, Mỹ thừa nhận việc đó và ký lại
điều ước về quan thuế, tiếp theo là Na Uy, Hà Lan, Thụy Điển , Anh, Pháp,
mỗi nước ký một điều ước riêng. Nhật ký sau cùng năm 1930. Như vậy là
Trung Hoa cởi được sự trói buộc của liệt cường từ 80 năm trước.
Sau cùng, Trung Hoa cũng đòi bỏ quyền lãnh sự tài phản của liệt cường
nữa, yêu cầu các nước lập lại điều ước bình đẳng mới. Một số nước : Bỉ,
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Đan Mạch chịu lập tân ước bỏ quyền lãnh sự
tài phán. Các nước lớn Anh, Mỹ, Pháp .... viện lẽ điều ước cũ chưa hết hạn,
chưa chịu bỏ. Năm 1929, chính phủ Dân Quốc ban bố lệnh: “ Từ ngày 1
tháng 1 năm 1930, người ngoại quốc kiều cư ở Trung Quốc mà hiện còn
quyền lãnh sự tài phán đều phải nhất luật tuân giữ những pháp lệnh của
chính phủ trung ương và chính phủ địa phương ....”. Thật là một quyết định
mạnh mẽ. Ba Lan, Hi Lạp, Tiệp Khắc, Thổ Nhĩ Kỳ chịu ký ngay điều ước
mới.
Còn những nước khác. Anh, Mỹ , Pháp, vẫn làm lơ. Việc chưa được giải
quyết dứt khoát thì Nhật gây hấn với Trung Hoa , rồi đánh chiếm Trung
Hoa, tiếp theo là thế chiến thứ nhì, người ta đồng tình tạm hoãn lại vụ đó.
Mãi đến ngày 1-1-1942. Mỹ nhảy vào vòng chiến với Đức, Ý, Nhật, cần có
sự hợp tác của Dân Quốc ở Đông Á để diệt Nhật nhận Trung Hoa vào hàng
tứ cường ( Mỹ, Anh, Nga, Hoa), và ngày Quốc khánh của Trung Hoa. ( 01-
10) năm đó, Anh , Mỹ tuyên bố hủy hết các điều ước bất bình đẳng, lập
điều ước mới, Hà Lan, Bỉ , làm theo ( Pháp thời đó, dưới chính phủ Pétain,
đứng về phe Đức, Ý, Nhật ) . Vậy là tất cả các quyền lãnh sự tài phán,
quyền sứ quán khu và trú binh, tô giới, quyền hàng hành trên các sông, nhất
luật triệt bỏ hết.
Chỉ còn Cửu Long là Anh chưa chịu trả, viện lẽ Cửu Long liền Hương