ông, Trương Học Lương tức thì chống Nhật, đem Đông Tam Tỉnh lệ thuộc
vào trung ương, tức chính phủ Quốc Dân .
Nhật bèn ra tay liền tháng 9 năm 1931 đem binh chiếm Thẩm Dương (
Moukden) , và các thành thị lớn . Trương Học Lương trốn về Trung Hoa ,
được Tưởng Giới Thạch trọng dụng, cuối năm đó trọn Mãn Châu vào tay
Nhật.
Tháng 3 năm sau, Nhật đưa Phỗ Nghi lên ngôi, Phỗ Nghi bị cách mạng Tân
Hợi truất ngôi, sau được Nhật bảo vệ, chu cấp để có cơ hội thì dùng tới, từ
đó Mãn Châu không còn là Đông Tam Tỉnh nữa mà thành Mãn Châu quốc.
Mọi việc từ hành chánh đến võ bị, từ nội trị đến ngoại giao đều có Nhật lo
cho hết .
Tưởng Giới Thạch đưa vụ đó ra Hội Vạn Quốc. Hội đề nghị một giải pháp
không làm vừa lòng bên nào hết, và Nhật rút chân ra khỏi hội 1933) . Hội
chẳng phản ứng gì cả chỉ đưa ra một thông cáo không thừa nhận Mãn Châu
quốc thế thôi.
Sở dĩ họ bênh vực Trung Hoa một cách yếu ớt như vậy có lẽ vì một số nước
cho cuộc xung đột Trung - Nhật thực ra là cuộc xung đột Nhật – Nga chiếm
Mãn Châu để làm căn cứ tấn công Nga, chiếm Sibérie, Âu Mỹ không ưa
Nga Xô, mặc cho Nhật hành động, và còn hy vọng Nhật đụng đầu với Nga
sẽ vay tiền của họ, có lợi cho họ nữa.
Ở Trung Hoa , phe Cộng, theo Eberhard, mong rằng vụ Mãn Châu đó làm
cho chiến tranh Trung Nhật nổ càng sớm, càng tốt. Nhật sẽ chiếm được
miền Đông Trung Hoa, chắc chắn vậy, mà Tưởng sẽ yếu đi. Cộng sẽ nhờ
Nga giúp , lập một Trung Hoa cộng sản, lúc đó sẽ đánh đuổi Nhật ra khỏi
bờ cõi.
Tưởng trái lại muốn chiến tranh chậm xảy ra để ông có thì giờ diệt Cộng,
và lập một đạo quân mạnh mẽ. Ông đưa ra chiến lược : Thống Nhất Quốc
Gia ( nghĩa là diệt Cộng) trước đã rồi hãy kháng Nhật, vì lúc đó mới đủ sức
thắng Nhật.
Lúc đó ông có đạo lộ quân thứ 19 huấn luyện kỹ, có kỹ luật, năm 1932,
phải làm cho Nhật phải nể mặt. sau vụ Nhật chiếm Moukden
( Thẩm Dương ) , dân chúng ở Thượng Hải tẩy chay hàng Nhật. Nhật đem