kháng Nhật. Hùng hơn cả là bọn người bỏ Mãn Châu về và bọn quân của
Trương Học Lương . Trương được Tưởng Giới Thạch phái lên đóng ở Tây
An để bao vây Cộng sản. Thấy Cộng thay đổi khẩu hiệu « Diệt Quốc dân
đảng » thành khẩu hiệu « Đoàn Kết để diệt Nhật », hơn nữa thấy đoàn quân
của họ ở Thiểm Tây, Cam Túc gồm những lính cũ ở Hoa Nam còn sống sót
sau cuộc trường hành, bây giờ hăng hái kháng Nhật, thấy vậy Trương Học
Lương và bộ hạ , cả quân lính nữa, không thể nào tuân lệnh của Tưởng : «
Diệt bọn đạo tặc đó trước hết » mà lén lút thương lượng với Cộng, cùng với
Cộng lập một mặt trận thống nhất để kháng Nhật. Nhật cảnh cáo Tưởng
rằng nếu không mau mau diệt Cộng, thì Nhật sẽ xóa bỏ các thỏa hiệp đình
chiến đã ký.
Vậy là ngày 7- 12- 1936 Tưởng phải cùng với vài viên tướng và 200 vệ
binh bay tới Tây An để dò xét tình hình. Trong ba ngày Trương Học Lương
thuyết phục ông không được. Ông ta nghỉ đêm trong một ngôi chùa gần
Tây An. Đêm 11- 12 , Trương dùng 170.000 quân để bắt cóc ông, vệ binh
của ông bị bao vây, giết sạch. Ông không kịp mặc áo, thoát ra ngoài được,
trốn trong bụi cây ở chân núi, sáng sớm hôm 12-12 bị quân Trương Học
Lương bắt, đưa về Tây An. ( 2) Tin đó làm náo động toàn quốc, người ta sợ
ông bị giết mà Trung Quốc lại có nội chiến nữa. Nhật sẽ chiếm thêm đất
nữa. Bà Tống Mỹ Linh bay lên Tây An, chịu chung số phận với chồng.
Tưởng bị giam 14 ngày. Trong thời gian đó, Chu Ân Lai, một nhân vật
quan trọng của Cộng từ Diên An lại, bàn tính với nhóm Trương Học Lương
không nên giết Tưởng , mà chỉ cần buộc Tưởng chấm dứt nội chiến để cùng
nhau kháng Nhật, thả hết tù chính trị, đặc biệt là tù Cộng sản và tôn trọng
những tự do căn bản.
Tưởng đành phải hứa và họ thả ông ta. Ngày 26- 12 hai vợ chồng Tưởng
bay về Nam Kinh,Trương Học Lương nhận lỗi đã không giữ kỷ kuật, sẵn
sàng chịu tội, và Tưởng đem Trương về giam ở Nam Kinh, nhưng đối đãi
tử tế , hai mươi lăm năm sau mới thả ở Đài Loan.
Vụ đó , mấy bộ sử chữ Hán( tôi có) viết cho học sinh Trung và Đại học
miền Quốc dân đẳng , đều không nhắc tới. Tôi dùng tài liệu của Pháp :
Lucien Bianco, J J Brieux, Roger Lévy, và của một học giả Trung Hoa viết