SỬ TRUNG QUỐC - Trang 508

bằng tiếng Anh: Tsui Chi .
Vụ Tây An còn là một bí mật. Người ta không hiểu Staline có ra lệnh cho
Mao hoặc ít nhất là khuyên Mao để cho Tưởng sống mà chống Nhật, ngăn
bớt sức bành trướng của Nhật, có hại cả cho Nga ở biên giới phía đông
không. ( 2)
Tưởng bị mất mặt , nhưng ai cũng nhận rằng trước vụ đó ông ta có thái độ
can đảm, cứ giữ đường lối tạm hòa hoãn với Nhật để lập lại trật tự trong
nước, huấn luyện thêm quân đội đã. Ông hiểu rõ hơn các tướng khác sức
mạnh của Nhật và thế yếu của Trung Hoa (3) . Sau vụ đó ông lại tỏ ra có tư
cách : Giữ đúng lời hứa miệng với Cộng : thả các tù Cộng sản ra (4) và
chuẩn bị để kháng Nhật.
Mà Mao cũng có thái độ đàng hoàng : sẵn sàng hợp tác với chính phủ Dân
Quốc để thực hiện những nguyên tắc của Tôn Văn mà Cộng sản nhận là
cần thiết trong giai đoạn đó, sẵn sàng đình chỉ mọi hành động thù nghịch
Quốc dân đảng ; giải tán chính phủ để cùng nhau chống Nhật.
Vậy là Quốc và Cộng bắt tay nhau để bảo vệ chủ nghĩa dân tộc. Toàn dân
Trung Hoa hoan hô cả Tưởng lẫn Mao. Uy tín danh vọng của Tưởng tăng
lên mạnh. Mao được thêm cái lợi là sinh viên , kỹ thuật gia tới Diên An khá
đông mà sự mua bán với khu của Tưởng cũng dể dàng.
*(1) Chính trong vụ này mà nhà Thương Vụ ấn thư quán ở Thượng Hải
cháy rụi với nhiều bộ sách cổ rất quý .
(2) Theo sách Cho Tôi Đặng Tiểu Bình , tác giả Mao Mao ( con gái Đặng)
thì trong vụ này có sự tham gia của Đảng cộng sản Trung Quốc mà người
đại diện là Chu Ân Lai ( BT)
(3) Nhưng người ta cũng không khỏi tự hỏi nếu không có vụ Tây An này thì
Tưởng sẽ còn chịu « chìa má » ra cho tới bao giờ.
(4) Hình như có một số ít ông cho là nguy hiểm, bị ông sai người ám sát
sau khi được thả .

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.