Nguyễn Hiến Lê
Sử Trung Quốc
Chương 2-7
G. LẠI NỘI CHIẾN - TƯỞNG THUA
Hai bên chạy đua nước rút.
Bổng nhiên, Tưởng được cái danh là thắng Nhật, cứu quốc. Sự thực ông chỉ
đứng về phe thắng Nhật thôi, nhưng dân tộc Trung Hoa cũng đã phải hy
sinh tới 3 triệu người.
Năm đó ông 58 tuổi ( 1887 – 1945) ngôi sao của ông lên đến cực điểm. Cả
nước tưng bừng , mà các nhà cầm quyền Quốc và Cộng thì tíu tít. Tới lúc
phải chạy nước rút để chiếm cho được thật nhiều đất
“ thử xem rồi đây thiên hạ về ai?”
Theo thỏa hiệp giữa các Đồng Minh ở Yalta thì Nga sẽ giải giới Nhật ở
Mãn Châu, còn từ Vạn Lý Trường thành trở xuống. Trung Hoa sẽ giải giới.
Tức thì Chu Đức ( tướng Cộng) ra lệnh cho quân đội chiếm tất cả những
nơi có quân Nhật từ sông Dương Tử lên tới trường thành, rồi tiến lên Mãn
Châu , Mông Cổ để hợp với quân Nga. Còn Tưởng thì ra lệnh cho đạo quân
thứ VIII và thứ IV của Cộng không được dời chỗ, và ra lệnh cho Nhật chỉ
được giao khí giới cho quân Quốc gia.
Tưởng lại đánh điện mời Mao đến Trùng Khánh thương thuyết. Mao đòi
những thị trấn lớn nào có khá đông Cộng sản thì bên cạnh thị trưởng Quốc
dân đảng thêm một phó thị trưởng Cộng sản . Tưởng không chịu, muốn
Trung Quốc là một quốc gia thống nhất, các tỉnh trưởng phải tùy thuộc
trung ương. Mao cũng không chịu, lấy lẽ rằng Trung Quốc có nhiều miền
rất khác nhau, nên dùng chính thể liên bang , mỗi địa phương có quyền tự
trị rộng rãi.
Sau cùng, những cuộc thương thuyết , Quốc đã chiếm được nhiều đất rồi,
muốn giải quyết bằng vũ khí cho mau.
Trong mấy năm kháng Nhật ( 1938- 1945) lực lượng của Quốc suy đi mà
của Cộng thì mạnh hơn. Khi Nhật đầu hàng , Cộng đã làm chủ gần hết Hoa
Bắc, trừ những thị trấn lớn , nhiều miền ở Hoa Trung và một số điểm ở Hoa