Một tuần sau, người mẹ gọi con: “Aphu(mặt trời), vị tu sĩ có râu là ai mà cứ
mỗi ngày hiện ra ở đây”.
“Hừ”, vị đao sư ngẫm nghĩ, “Lạ thực con chưa thấy người đó, con không
biết là ai”. “Nhưng ông ta cứ đến hoài”, người mẹ nói. “Được, thế thì mẹ
gọi con lúc ông ta đến”.
Ngày hôm sau bà mẹ gọi con từ trong hang động: “Aphu, Aphu tới đây mà
xem”. Kangyur vào động và thấy một vị tu sĩ cao lớn mặc áo trắng đứng
bên cạnh người mẹ. Vị tu sĩ mang một cuốn sách nhỏ xíu, kết trên một bên
tóc, trong khi phần tóc kia để sổ trên vai.
“Xin chào Ngaig”, Kangyur cúi đầu sát đất. “Xin cho biết Ngài là ai, hỡi vị
tu sĩ?”.
“Ta là đệ tử của Yeshe Tsogjal(37), được gọi là So Yeshe Wang-schuk”,
người đó trả lời.
“Thế Ngài từ đâu đến?”, Kangyur Rinpoche hỏi.
“Từ cõi Tịnh độ”, người đó đưa tay chỉ triền núi tuyết phủ trước cửa động.
“Trong kiếp vừa qua, ta có ba con trai, một con gái. Đứa con đầu đang
phụng sự loài người tại Đông Tây Tạng, đứa út đang ở với đạo sư tại đất
Phật. Đứa con trai giữa đang ở với ta và đứa con gái bị tái sinh vào cõi tối
tăm”.
“Tại sao ngài lại đến đây?”, kangyur Rinpoche hỏi.
“Ta là hộ pháp của mười bảy giáo pháp thất truyền của Maha-ati. Ta đã đọc
bài kệ này trực tiếp từ Liên Hoa Sinh và nữ đệ tử của Ngài là Yeshe Tsogjal
và đang tìm một ngưòi xứng đáng để truyền các giáo pháp bí mật này”.
Kangyur Rinpoche nằm dài ba lần trên mặt đất và tha thiết xin được học
mười ba giáo pháp đó. Sau đó So Yeshe Wang-schuk đứng dậy và đọc
mười bẩy câu kệ, trong lúc đó Kangyur Rinpoche và bà mẹ sắp từ trần lắng
nghe từng chữ.
Sau khi đọc xong, So Yeshe Wang-schuk lại chỉ ngọn núi và nói: “Bí lục
này của ta nằm tại đó. Bây giờ nó là của ngươi, Kangyur Rinpoche”. Nói
xong, vị tu sĩ biến mất.
Kangyur liền lên đướng tiến về hướng núi đó và trèo lên đỉnh. Sau một lúc
tìm kiếm, ông thấy một hang núi mà ngày xưa có vẻ đã có người ở. Trên