36. Phép tạo linh ảnh
Tại một ngôi đền nọ có một đám đông người đang tụ tập để nghe lời khai vị
của một vị lạt-ma. Tại Tây Tạng, những buổi lễ đó có khi được gọi là”điểm
đạo” hay “chân truyền”. Trong buổi lễ đó, người tham dự thường để dưới
chân vị đạo sư một tấm khăn trắng, biểu lộ lòng sẵn sàng đón nhậngiáo
pháp. Các giới mộ đạo cũng hay mang theo thực phẩm hay các pháp khí
nghệ thuật. Người ta tin rằng càng sẵn lòng cho bao nhiêu sẽ đuợc nhận bấy
nhiêu. Giữa đám đông có một bà già, tay mang một kilo mỡ trâu. Bà dự
định sẽ mang tặng phẩm này dâng cúng và nhận được phước lành của vị
Lạt-ma ban phát.
Thông thường thì một buổi lễ chân truyền được chấm dứt bằng một nghi
thức, trong đó các vị chủ lễ rờ đầu của mọi người bằng một bình nuớc
thánh. Điều đó biểu tượng truyền tri kiến của thầy qua trò. Nhưng hôm nay,
số lượng người đến quá đông, đến nỗi Lạt-ma chủ lễ phải đề nghị mọi
người tự tạo hình ảnh trong đầu là Lạt-ma đã đặt bình nước trên đầu mình
rồi và như vậy là nghi lễ xem như xong. Phép này đuợc gọi là phéo “tạo
linh ảnh”và thường được Phật giáo Tây Tạng áp dụng trong lúc hành trì
thiền định. Đối với các vị tu sỹ tinh tấn rồi thì thực hành phép này cũng như
hành động đó đã thực tế xảy ra, như trong thế giới thật. Thậm chí một số vị
tu sỹ có thể vận dụng linh ảnh cho người khác thấy được nghe thấy thực sự.
Tất cả các người hiện diện đều nghe lời vị Lạt-ma và tìm cách vận dụng
linh ảnh, xem như vị chủ lễ đã rờ đầu mình bằng bình nước thánh và tri
kiến của ngài đã chảy qua mình. Bà già nọ cũng thế, nhờ tu tập lâu ngày đã
tạo được linh ảnh, đã nhận được trí huệ vượt văn tự và hình thức vào tâm.
Sau buổi lễ, các tín đồ lần lượt đi ngang trước vị Lạt-ma. Đến lượt bà già,
bà cầm kilo mỡ trâu trước mặt và nói bằng một giọng rất trầm như giọng
Lạt-ma: "Và đến phiên Ngài, bạch Lạt-ma, Ngài hãy tạo linh ảnh trong tâm
để nhận kilo mỡ trâu này, mỡ trâu đang nằm trong tay tôi đây”.
Vị Lat-ma mỉm cười, bà già tươi cười cho mỡ trâu vào túi và lên đường về
nhà, lòng tràn đầy hỉ lạc.
37. Lạt-ma tái sinh