ngớ ngẩn.
“Tất nhiên rồi”. Bà định nói thêm thì không ngờ người tu sỹ nọ thình lình
cởi quần ra tiểu tiện vào đó. “Đây, một người như ta thì ban phép cho mọi
thứ tranh ảnh thế này đây”. Nói xong, Drukpa Kunley quay người đi mất.
Bà già hoảng hồn cuốn bức tranh quí giá lại và chạy lên núi. Bà tìm gặp
ngay viện trưởng và hổn hển kể lại hành đông kimh khủng của ông em.
Viện trưởng cười lớn. Ngài không thể giúp gì được. Ngài biết cái tôi khác
của Ngài, thể hiện trong dạng của ông em khác đời. Ngài biết rõ đứa em
phải làm thế, không thể làm khác.
“Hãy mở bức tranh ra”, Ngài nói giọng êm dịu. Bà già nghe lời một cách
miễn cưỡng. Và xem kìa, mặt bức tranh được tô bằng một lớp bụi vàng
lóng lánh.
“Sri Heruka đã tự mình ban phép cho bức tranh”, viện trưởng nói. “Bà
không cần tôi nữa đâu”.
Bà già xuống núi, lòng còn chút phân vân. Cuối cùng bà treo bức tranh dát
vàng lên trên bàn thờ trong nhà và về sau bức tranh được dân làng tôn thờ
như một pháp khí.
39. Cái nhìn xấu ác
Có một ngưòi rút vào rừng núi miền Đông Tây tạng để thực hành phép tu
viễn ly. Người Tây tạng gọi phép tu đó là Chod(23); có nghĩa là “cắt đứt”
vì mục đích của phép này là cắt đứt mọi tư tưởng quán chiếu sai lầm, thứ tư
tưởng chỉ làm che đậy thể tánh trong sáng của tâm thức.
Buổi sáng, người đó rời lều kiếm một tảng đá để thực hành thiền định thì
người em gái mang lại một hũ sữa chua và thực phẩm cho ông. Người em
đợi đến buổi tối mà ông ta chưa về nên đặt bình sữa lại dưới bàn thờ và trở
về nhà.
Lúc ông tu sỹ nọ về tới túp lều thì trời đã tối và không thấy gì cả. Sau bàn
thờ chỉ có một ngọn đèn mỡ tí hon, chiếu một cài gì tròn tròn ông chưa bao
giờ thấy.
“Đó là con mắt của một con ma”, ông bỗng sợ hãi, nhưng cũng lúc đó ông
định thần nói: "Không, tất cả mọi sắc thể đều là Không và không có thực”.