về quyền con người“ và góp phần khẳng dịnh những giá trị văn hóa bản
địa. Ta có thể thấy điều này, chẳng hạn, qua việc thế hệ trẻ ủng hộ chủ
nghĩa chính thống tôn giáo các nước phi Phương Tây. Nhưng ngay luận đề
về khả năng có một nền „văn minh phổ quát“ cũng là một ý niệm Phương
Tây. Nó trực tiếp xung khắc vơi chủ nghĩa cát cứ của phần lớn các nền văn
hoá châu Á và với sự chú trọng của nền văn hóa đó tới những dị biệt chia rẽ
những người này với những người kia. Thực tế, như nghiên cứu so sánh về
ý nghĩa của 100 phương châm giá trị trong xã hội khác nhau đã cho thấy,
„những giá trị được coi là quan trọng nhất ở Phương Tây lại ít quan trọng
nhất ở phần còn lại của thế giới“ [5]. Trong lĩnh vực chính trị,sự khác biệt
này thể hiện rõ nhất trong các cố gắng của Mỹ và các nước Phương Tây
khác nhằm áp đặt cho nhân dân các nước khác những ý tưởng của Phương
Tây về dân chủ và nhân quyền. Chính phủ dân chủ hiện đại hình thành một
cách lịch sử ở Phương Tây. Nếu nó được khẳng định ở đâu đó tại các nước
phi Phương Tây, nó chỉ là sản phẩm của chủ nghĩa thực dân hoặc sự áp đặt
của Phương Tây.
Nhìn chung, trung tâm chính trị thế giới trong tương lai, theo nhận
định của Kishore Mahbubani, có thể là xung đột giữa „Phương Tây và phần
thế giới còn lại“ và phản ứng của các nền văn minh phi Phương Tây đối với
quyền lực và những giá trị của Phương Tây [6]. Phản ứng này thường mang
một trong 3 hình thức, hoặc kết hợp của cả 3 hình thức đó. Thứ nhất, và
đây là phương án cực đoan nhất, các nước phi Phương Tây có thể theo
gương Bắc Triều Tiên hay Mianma, đi theo con đường cách biệt, giữ cho
đất nước mình tách khỏi sự thâm nhập và suy đồi của Phương Tây, về cơ
bản không tham gia đời sống cộng đồng thế giới do Phương Tây thao túng.
Tuy nhiên, cái giá phải trả cho con đường này rất cao và chỉ ít nước đi theo
con đường này triệt để. Khả năng thứ hai là thử hòa nhập với Phương Tây
và chấp nhận những giá trị và thể chế của nó. Nói theo ngôn ngữ lý luận
quan hệ quốc tế thì đó là „nhảy lên đoàn tàu“. Khả năng thứ ba là cố gắng
„cân bằng“ với Phương Tây bằng cách phát triển sức mạnh kinh tế và quân
sự, hợp tác với các nước phi Phương Tây khác chống lại Phương Tây, trong