SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 103

Những lưu ý khi thu thập số liệu

Không thể có câu trả lời chính xác từ số liệu sai

Nếu ta sử dụng số liệu một cách tùy tiện khi thu thập data, có thể sẽ làm sai
lệch thông tin đó đi.

Ta thường hay sử dụng luôn data có sẵn ở chỗ làm, hay lấy từ người khác để
phân tích mà không suy nghĩ gì cả.

Kết quả là những gì thu thập được phải bỏ đi vì khác hoàn toàn với giả định
lúc đầu, hay nguy hiểm hơn là dựa trên kết quả phân tích không đúng với
thực tế đó để hành động. Đương nhiên việc tìm thấy “data phù hợp mục
đích” từ giả thuyết rất quan trọng, nhưng ngay cả khi tìm được, ta cũng phải
lưu ý những điểm sau đây khi sử dụng nó.

(1) Phạm vi số liệu

Giả sử ta có data hàng tháng từ 10 năm trước đây.

Vậy giờ ta để nguyên như thế và sử dụng cho toàn bộ phân tích? Hay chỉ lấy
5 năm thôi? Hoặc lấy từ tháng 1 năm ngoái? Sự lựa chọn sẽ có rất nhiều.

Ngay cả các công cụ phân tích hay kết quả phân tích cũng không thể trả lời
cho câu hỏi: Phạm vi nào thì phù hợp cho phân tích đó? Điều này cũng phụ
thuộc vào sự phán đoán của người phân tích.

Thông thường thì một phân tích cần có ít nhất 30 số liệu, hoặc số liệu càng
nhiều thì độ chính xác của phân tích càng cao, nhưng không hẳn là điều này
lúc nào cũng đúng.

Ví dụ, nếu vì lý do sử dụng càng nhiều data càng tốt, bất chấp tình hình thị
trường như sản phẩm hay cạnh tranh đã thay đổi đáng kể so với cách đây 5
năm, thì việc sử dụng số liệu cũ không có ý nghĩa gì. Đặc biệt, lĩnh vực hay
thị trường có sự thay đổi, hay guồng quay nhanh thì chỉ cách nhau 2-3 năm

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.