SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 119

Hiện nay, những người lưỡng lự không biết sử dụng data nào trong một rừng
data, hay không biết phải làm sao để thực hiện, phần lớn là do họ không có
giả thuyết.

(2) Mục đích phân tích sẽ rõ ràng hơn

Có nhiều người giữa chừng quên đi mục đích, làm mà không ý thức được
rằng mình chỉ đang “phân tích để phân tích”.

Tuy nhiên khi nhìn lại mục đích ban đầu “muốn biết điều gì” và sử dụng
data khác, cố gắng thay đổi cách làm, sẽ có thể đi tiếp được.

Xuất phát điểm của việc tạo giả thuyết là để xác định mục đích hay vấn đề
phát sinh. Nếu ngay từ đầu ta rõ ràng điều này, và biết rõ giả thuyết của từng
bước trong quy trình là nhằm “để làm gì”, ta sẽ không bỏ sót điểm “mấu
chốt”.

Đương nhiên kết quả phân tích mà không có mục đích rõ ràng, sẽ không ai
hiểu và chấp nhận cả.

(3) Dễ xây dựng cốt truyện tổng thể

Quy trình “Làm rõ mục đích hay vấn đề” => “giả thuyết” => “kiểm chứng
giả thuyết (phân tích)” => “giải thích kết quả” => “trình bày nói - viết” chắc
chắn là quy trình hợp lý và khách quan nhất để tìm ra nguyên nhân và cách
giải quyết.

Khi trình bày vấn đề gì đó, nếu bạn không hiểu được quy trình hay điểm
trọng yếu “tại sao lại trình bày như thế”, thì người nghe chắc chắn sẽ không
thể chấp nhận được.

Nếu phân tích theo quy trình đó, thì chỉ cần trình bày như thế người khác
cũng sẽ hiểu vấn đề một cách logic (hình 2-21). Phân tích là phân tích, trình
bày là trình bày, thường là thừa thãi nếu bạn để phần Trình bày ngay từ đầu.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.