SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 143

Nhìn biểu đồ ta thấy nhóm có doanh số 160.000 - 200.000 Yên gồm cả trung
bình 189.000 Yên, chỉ có một ngày. Nhiều số ngày nhất là nhóm doanh số
260.000 - 300.000 Yên, kế đến là 210.000 - 250.000 Yên. Ở đây rõ ràng Số
ngày càng nhiều sẽ càng cách xa Doanh số trung bình 189.000 Yên đó.

Có hai lý do chính làm ta bất ngờ với thực tế và hình ảnh trong những
trường hợp như vậy.

(1) Tác dụng phụ khi tổng kết bằng Giá trị bình quân

Nếu tổng hợp nhiều data bằng chỉ tiêu Giá trị bình quân, có thể ta sẽ đánh
mất thông tin có trong data gốc. Ví dụ như nếu chỉ nhìn vào Giá trị bình
quân 189.000 Yên, ta không biết được Giá trị nhỏ nhất hay lớn nhất là bao
nhiêu, hay mức doanh số nào có số ngày nhiều nhất. Ngay cả quan hệ giữa
Số ngày và Số tiền trong biểu đồ Histogram trước đó (nghĩa là sự phân bố
của data) ta cũng không thể biết.

(2) Có nhiều người hiểu sai về “Bình quân”

Tại các buổi hội thảo hay tập huấn, tôi thường hay đặt câu hỏi: “Ai có thể
giải thích cho học sinh tiểu học biết “Bình quân là gì”, mà không phải là
cách tính (lấy tổng chia cho số đơn vị)”.

Tuy nhiên đến giờ vẫn chưa có ai giải thích chính xác được từ này (thực tế
trong nhiều cuốn từ điển, hầu hết cũng không giải thích đúng từ này):

- Giá trị đại diện

- Giá trị trung tâm

- Giá trị thường xuất hiện

Thường câu trả lời sẽ như trên. Nếu sử dụng cách hiểu này và áp dụng Giá
trị bình quân nhiều quá, rủi ro hiểu sai thực tế đang diễn ra là rất cao. Đặc
biệt những người thời sinh viên vẫn cho rằng, khi điểm số bài kiểm tra của

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.