SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 145

3 dấu tròn bên trái nằm cách xa Bình quân, nghĩa là giá trị của nó nhỏ hơn
nhiều so với bình quân.

Ở đây ta thấy rằng:

1. Giá trị bình quân không hẳn ở chính giữa, trung tâm của data (không hẳn
số lượng trái phải thì phải giống nhau).

2. Không hẳn data tập trung nhiều ở nơi gần giá trị bình quân.

3. Không hẳn giá trị bình quân là giá trị đại diện cho toàn bộ data.

Như vậy “Bình quân” ở đây chắc hẳn là khác nhiều so với trong suy nghĩ
của nhiều người rồi.

Yosuke: “Trời, mình chưa từng nghĩ đến chuyện đó. Nhưng mà đúng là nói
bình quân một ngày 189.000 Yên, thì mỗi ngày mỗi khác. Do vậy nếu chỉ
nhìn bình quân thôi, sẽ không biết được sự chênh lệch đó ra sao. Nhưng mà,
giờ phải làm thế nào đây?”

Điểm mấu chốt

Ta nên biết, mặt trái của sự tiện lợi khi sử dụng “Bình quân” là bỏ sót điểm
quan trọng nào đó nếu chỉ dựa vào một giá trị thôi.

Xem “phân bố” (độ lệch chuẩn) để lấy lại thông tin đã mất do Bình
quân

Xem đặc trưng của data bằng “Độ lớn” và “Phân bố” (2)

Vậy thì, làm thế nào để lấy lại được thông tin bị mất khi tổng hợp toàn bộ
data sử dụng Giá trị bình quân như vậy. Đó là hãy xem lại “sự phân bố” của
data gốc.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.