SỨC MẠNH CỦA NHỮNG CON SỐ - Trang 155

Nghĩa là, có thể nói mặc dù Bình quân không đổi, nhưng có sự khác nhau
lớn ở “rủi ro kinh doanh” của hai tháng này. Với những người chỉ có mỗi
Bình quân (độ lớn) thôi thì vĩnh viễn sẽ không nhận ra, nhưng đây là một
điểm cực kỳ quan trọng.

Điểm mấu chốt

“Phân bố” có thể biết được bằng Độ lệch chuẩn (bằng hàm STDEV).

Để so sánh “sự phân bố”?

So sánh sự phân bố của cửa hàng nhỏ lẻ với cửa hàng lớn bằng “Hệ số biến
động”

Vậy nếu đã biết giá trị trung bình, có độ lệch chuẩn rồi thì chắc trường hợp
nào ta cũng có thể so sánh “sự phân bố” của data được.

Thực tế không đơn giản như thế!

Ví dụ ở hình 3-9, so sánh giữa một cửa hàng lớn với doanh số trung bình
hằng tháng 500.000.000 Yên, và một cửa hàng nhỏ lẻ có doanh số 500.000
Yên. Để xem sự phân bố doanh số hằng tháng của cả hai, ta đã tính ra độ
lệch chuẩn là 100.000 Yên. Trường hợp này nếu kết luận: “Vì cả hai có độ
lệch chuẩn 100.000 Yên giống nhau, nên sự phân bố là giống nhau” thì có
được không?

Ta cần chú ý khi so sánh sự phân bố của các data có quy mô khác nhau (ở
đây là doanh số trung bình tháng) chỉ bằng giá trị của độ lệch chuẩn. Khi
xem xét mức ảnh hưởng của độ lệch chuẩn là con số 100.000 Yên, đối với
cửa hàng lớn, nó là 1/50, nhưng đối với cửa hàng tư nhân thì nó là 1/5000.
Chỉ nghĩ thôi ta đã thấy có sự khác biệt rất lớn giữa tỉ lệ 1/50 đối với cửa
hàng lớn, và 1/5000 của cửa hàng nhỏ lẻ rồi.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.