Có một cách để so sánh tương đối mức độ phân bố khi đã biết quy mô khác
nhau giữa các data, đó là sử dụng chỉ tiêu “Hệ số biến động”.
Hệ số biến động là lấy Độ lệch chuẩn chia cho Giá trị trung bình (ứng với
quy mô của data). Như ở hình trước là 1/5000 hay 1/5 (có thể quy ra số lẻ
hay %).
Hệ số biến động = Độ lệch chuẩn: Giá trị trung bình
Khi so sánh mức phân bố của cửa hàng bán lẻ và đại lý lớn bằng Hệ số biến
động, ta có thể kết luận rằng sự phân bố doanh số của cửa hàng bán lẻ là
rộng (lớn) hơn.
Hệ số biến động (đại lý) 100.000: 500.000.000 = 0.0002 (0.02%)
Hệ số biến động (cửa hàng tư) 100.000: 500.000 = 0.2 (20%)
Ở đây, phần trăm hệ số biến động là chỉ mức phân bố chủ yếu cho tổng thể.
Cửa hàng lớn ở trên có doanh số trung bình với độ rộng +-0.02% trên tổng
thể, còn cửa hàng tư nhân giống như vậy khoảng +-20%. Tuy nhiên, thực tế
ít khi số liệu này được sử dụng một mình để đánh giá hay tính toán, mà
thường được sử dụng cùng với các chỉ tiêu khác.
Điểm mấu chốt
Khi quy mô khác nhau hãy sử dụng “hệ số biến động” để so sánh.
Tầm quan trọng của hai tiêu điểm “độ lớn” và “phân bố”
“Không dám” nhìn sẽ không biết được
Như đề cập ở trên, bạn hãy luôn nhớ đến hai tiêu điểm chính là “độ lớn” và
“sự phân bố” khi muốn biết đặc trưng của data (hình 3-10). Thực tế thì “độ
lớn” thường được ưu tiên và chú ý hơn. Bên cạnh đó, không phải toàn bộ
trường hợp đều phải mất thời gian tính toán sự phân bố và so sánh cả.